Xác định phiếu bầu cử không hợp lệ khi bầu cử đại biểu như thế nào? Trình tự kiểm kê, kiểm tra và phân loại phiếu bầu cử như thế nào?

Xác định phiếu bầu cử không hợp lệ khi bầu cử đại biểu như thế nào? Cho tôi biết thông tin về quy định tính phiếu hợp lệ, không hợp lệ đối với việc bỏ phiếu vô định trong bầu cử như thế nào? Căn cứ pháp lý cụ thể, tôi cảm ơn!

Xác định phiếu bầu cử không hợp lệ khi bầu cử đại biểu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-BNV như sau:

"Điều 11. Kiểm kê, kiểm tra và phân loại phiếu bầu
...
6. Phiếu bầu hợp lệ, phiếu bầu không hợp lệ và cách tính tỷ lệ phiếu bầu
a) Phiếu hợp lệ là phiếu bầu đủ số lượng đại biểu hoặc bầu ít hơn số lượng đại biểu được bầu theo quy định; phiếu do Tổ bầu cử phát ra;
b) Phiếu không hợp lệ là phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra; phiếu không có dấu của Tổ bầu cử; phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử; phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử; phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách ứng cử hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác;
c) Tỷ lệ phiếu bầu: Số phiếu được bầu/tổng số phiếu hợp lệ.
7. Khi bắt đầu việc kiểm phiếu, Tổ bầu cử thực hiện phân loại phiếu bầu thành hai loại sau đây:
a) Loại phiếu hợp lệ.
b) Loại phiếu không hợp lệ.
8. Sau khi phân loại xong phiếu bầu, Tổ bầu cử phải ghi kết quả kiểm tra số phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ vào biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử.
9. Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 của Tổ Bầu cử theo biểu Mẫu của Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành."

Theo đó, phiếu hợp lệ thì được quy định như trên, còn phiếu không hợp lệ được quy định bao gồm:

- Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra; phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;

- Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử;

- Phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử;

- Phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách ứng cử hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác;

Phiếu bầu cử

Phiếu bầu cử 

Trình tự kiểm kê, kiểm tra và phân loại phiếu bầu cử như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-BNV như sau:

"Điều 11. Kiểm kê, kiểm tra và phân loại phiếu bầu
1. Trước khi mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm kê (đếm), niêm phong phiếu bầu chưa sử dụng và phiếu bầu do cử tri gạch hỏng (nếu có), lập biên bản kiểm kê việc sử dụng phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo biểu Mẫu của Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành; toàn bộ phiếu bầu niêm phong được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Trước khi mở hòm phiếu, mời 2 cử tri là người biết chữ, có uy tín trong Nhân dân tại địa bàn và không phải là những người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tại khu vực bỏ phiếu đó chứng kiến việc mở hòm phiếu. Người ứng cử hoặc người đại diện hợp pháp của người ứng cử và các phóng viên được chứng kiến việc kiểm phiếu của Tổ bầu cử, nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn để Tổ bầu cử thực hiện nhiệm vụ kiểm phiếu.
3. Tổ trưởng Tổ bầu cử mở hòm phiếu chính và hòm phiếu phụ (nếu có) để tiến hành việc kiểm phiếu.
4. Tổ bầu cử thực hiện việc phân loại phiếu bầu theo màu phiếu bầu đại biểu Quốc hội, màu phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; màu phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện; màu phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; kiểm kê (đếm) tổng số phiếu trong hòm phiếu để xác định số phiếu thu vào và bàn giao các loại phiếu cho các nhóm đã được phân công của Tổ bầu cử để bắt đầu việc kiểm phiếu.
5. Tổ bầu cử tiến hành kiểm tra tổng số phiếu thu vào so với tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu. Nếu tổng số phiếu thu vào bằng hoặc ít hơn số cử tri đã tham gia bỏ phiếu thì Tổ bầu cử mới được tiến hành kiểm phiếu. Trường hợp tổng số phiếu thu vào nhiều hơn tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu thì Tổ bầu cử phải kiểm tra lại; nếu kiểm tra lại vẫn cho kết quả tổng số phiếu thu vào nhiều hơn tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu thì lập tức niêm phong hòm phiếu và báo cáo ngay Ban bầu cử giải quyết. Trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Ban bầu cử thì Ban bầu cử phải kịp thời báo cáo Ủy ban bầu cử xem xét, quyết định.
..."

Theo đó, trình tự kiểm kê, kiểm tra và phân loại phiếu bầu cử thực hiện theo quy định như trên.

Việc kiểm đếm số phiếu bầu cử cho từng người ứng cử ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 01/2021/TT-BNV như sau:

"Điều 12. Kiểm đếm số phiếu bầu cho từng người ứng cử
1. Việc kiểm phiếu bầu cho từng người ứng cử chỉ thực hiện đối với những phiếu hợp lệ. Các phiếu bầu hợp lệ được xếp thành các loại, gồm: Loại phiếu bầu 1 đại biểu; loại phiếu bầu 2 đại biểu; loại phiếu bầu 3 đại biểu,...
2. Tổ bầu cử kiểm phiếu theo từng loại phiếu bầu quy định tại khoản 1 Điều này để làm căn cứ xác định số phiếu bầu cho từng người ứng cử.
3. Để việc kiểm phiếu được chính xác, Tổ bầu cử phân công ít nhất ba người kiểm phiếu, gồm: một người đọc, một người ghi, một người kiểm tra việc đọc và ghi. Cách ghi số phiếu cho từng người ứng cử tham khảo theo cách vẽ lần lượt các hình vuông và một đường chéo, cứ năm phiếu tạo thành một hình vuông có một đường chéo."

Theo đó, việc kiểm đếm số phiếu bầu cử cho từng người ứng cử được quy định như trên.

Bầu cử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công dân có bắt buộc phải tham gia bầu cử không? Công dân không tham gia bầu cử có bị phạt không?
Pháp luật
Dùng uy tín của bản thân để người khác bỏ phiếu bầu theo ý mình là hành vi gì trong công tác cán bộ?
Pháp luật
Trong kỳ đại hội chi bộ thì Bí thư Đảng ủy mới được bầu cử có được phép ký ngay vào văn bản không? Đại hội chi bộ đảng được tổ chức mấy năm một lần theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu cử thì có được nhờ người khác viết và bỏ phiếu bầu hộ hay không?
Pháp luật
Sau hai lần bầu cử mà kết quả đều không trên 50% phiếu bầu đồng ý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyết định cử Trưởng thôn lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn mới không?
Pháp luật
Ủy ban bầu cử ở các cấp có nhiệm vụ trình Hội đồng nhân dân khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân hay không?
Pháp luật
Chậm nhất là bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử thì có quyết định thành lập Ủy ban bầu cử ở tỉnh để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh?
Pháp luật
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành bỏ phiếu kín hay bỏ phiếu công khai?
Pháp luật
Cuộc họp Hội đồng bầu cử quốc gia được tiến hành khi có ít nhất bao nhiêu số thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia tham dự?
Pháp luật
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022: Nghiên cứu bỏ phiếu bầu cử của công dân Việt Nam ở nước ngoài, đổi mới cơ chế bầu cử?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bầu cử
20,533 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bầu cử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: