Xác định mức giá cụ thể mức giảm và đối tượng giảm giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ theo Thông tư 32/2024 thế nào?

Xác định mức giá cụ thể mức giảm và đối tượng giảm giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ theo Thông tư 32/2024 thế nào?

Xác định mức giá cụ thể mức giảm và đối tượng giảm giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ theo Thông tư 32/2024 thế nào?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 32/2024/TT-BGTVT có quy định về nguyên tắc xác định mức giá cụ thể mức giảm và đối tượng giảm giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ như sau:

- Xác định mức giá cụ thể: Mức giá cụ thể cho một lần phương tiện sử dụng dịch vụ đường bộ (sau đây gọi tắt là mức giá lượt) không cao hơn mức giá tối đa đối với từng loại phương tiện theo Quyết định ban hành mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

- Mức giá tháng là mức thu đối với một phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí trong thời hạn 30 ngày. Mức giá tháng được tính bằng 30 (ba mươi) lần mức giá quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 32/2024/TT-BGTVT.

- Mức giá quý là mức thu đối với một phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí trong thời hạn 90 ngày. Mức giá quý được tính bằng 3 (ba) lần mức giá tháng và chiết khấu 10%.

- Mức giá lượt, mức giá tháng, mức giá quý cho dịch vụ sử dụng đường bộ đối với từng dự án áp dụng cho từng loại phương tiện được cơ quan có thẩm quyền và Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án thống nhất tại hợp đồng dự án.

- Căn cứ tình hình kinh tế xã hội theo từng thời kỳ của địa phương nơi đặt trạm thu phí sử dụng đường bộ, các bên ký hợp đồng dự án thống nhất mức giảm và đối tượng giảm giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ trên nguyên tắc đảm bảo tính khả thi về phương án tài chính của dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, Nhà đầu tư, người sử dụng dịch vụ đường bộ và phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo đó, việc xác định mức giá cụ thể mức giảm và đối tượng giảm giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ phải tuân thủ theo nguyên tắc nêu trên.

Xác định mức giá cụ thể mức giảm và đối tượng giảm giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ theo Thông tư 32/2024 thế nào? (Hình từ internet)

Xác định mức giá cụ thể mức giảm và đối tượng giảm giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ theo Thông tư 32/2024 thế nào? (Hình từ internet)

Đối tượng nào phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 32/2024/TT-BGTVT có quy định về đối tượng và chủ phương tiện phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ như sau:

- Đối tượng thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ là phương tiện giao thông đường bộ lưu thông qua trạm thu phí của dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do trung ương quản lý (sau đây gọi tắt là phương tiện).

- Tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý phương tiện (sau đây gọi tắt là chủ phương tiện) thuộc đối tượng thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 32/2024/TT-BGTVT phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, trừ các trường hợp quy định tại Điều 3 Thông tư 32/2024/TT-BGTVT.

Lưu ý: Thông tư 32/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2025.

Xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ thế nào?

Căn cứ tại Điều 19 Luật Đường bộ 2024 có quy định về xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:

- Trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, không được xây dựng công trình khác, trừ trường hợp sau đây:

+ Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;

+ Công trình thông tin, viễn thông, đường dây tải điện, dây dẫn điện, cột viễn thông, trạm thu phát sóng di động, cột điện;

+ Công trình cấp năng lượng, cấp nước, thoát nước, trừ nhà máy nước, nhà máy sản xuất năng lượng;

+ Công trình thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, thủy điện;

+ Băng tải phục vụ sản xuất, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình đặc biệt khác;

+ Tuyến đường khác giao cắt hoặc đi song song với đường hiện hữu.

- Công trình nêu trên khi xây dựng, lắp đặt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ phải bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn trong xây dựng, an toàn giao thông đường bộ, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và không ảnh hưởng đến khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ.

- Việc xây dựng, lắp đặt công trình quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Đường bộ 2024 trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản, trừ công trình đê điều và trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Đường bộ 2024.

- Đường dây tải điện, dây dẫn điện, đường dây thông tin, viễn thông xây dựng bên trên đường bộ không cần có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền khi đáp ứng các quy định sau đây:

+ Cột công trình hạ tầng nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ;

+ Chiều cao đường dây đi bên trên đường bộ đáp ứng quy định tại Điều 17 Luật Đường bộ 2024;

+ Đường dây không ảnh hưởng đến an toàn trong vận hành, khai thác công trình đường bộ.

- Công trình hạ tầng xây dựng, lắp đặt trong phạm vi bảo vệ đường chuyên dùng phải được sự đồng ý của người quản lý, sử dụng đường bộ đối với đường chuyên dùng.

- Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Đường bộ 2024, trừ công trình đê điều, công trình quốc phòng, an ninh phải hoàn trả công trình đường bộ bị ảnh hưởng, bố trí kinh phí và tổ chức di dời công trình trong các trường hợp sau đây:

+ Khi cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền, người quản lý, sử dụng đường bộ có yêu cầu di dời công trình để đầu tư, xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng, cải tạo, sửa chữa, bảo trì công trình đường bộ;

+ Công trình ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ, an toàn công trình đường bộ mà không có biện pháp khắc phục;

+ Công trình xây dựng trái phép.

Lưu ý: Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ 01/1/2025 trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2024.

Dịch vụ sử dụng đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định giá dịch vụ sử dụng đường bộ của dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh theo Thông tư 32 2024?
Pháp luật
Xác định mức giá cụ thể mức giảm và đối tượng giảm giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ theo Thông tư 32/2024 thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc đối soát doanh thu dịch vụ thanh toán giao thông đường bộ là gì? Thời gian chuyển số tiền tương ứng với doanh thu dịch vụ theo đối soát?
Pháp luật
Vé dịch vụ sử dụng đường bộ là chứng từ kiểm soát khi phương tiện đi qua trạm thu phí đúng không? Mức giá tối đa một lần sử dụng có thuế giá trị gia tăng chưa?
Pháp luật
Dịch vụ sử dụng đường bộ là gì? Phương tiện sử dụng dịch vụ đường bộ thuộc đối tượng thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ có bao nhiêu nhóm?
Cơ quan nào có thẩm quyền phát hành vé sử dụng đường bộ áp dụng đối với phương tiện tham gia giao thông qua trạm?
Cơ quan nào có thẩm quyền phát hành vé sử dụng đường bộ áp dụng đối với phương tiện tham gia giao thông qua trạm?
Pháp luật
Những loại phương tiện nào phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ? Những công trình đường bộ nào đủ điều kiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ?
Pháp luật
Vé dịch vụ sử dụng đường bộ bao gồm mấy loại? Vé đường bộ toàn quốc được áp dụng cho đối tượng nào?
Pháp luật
Mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định là bao nhiêu? Mức giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ do ai quyết định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ sử dụng đường bộ
210 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ sử dụng đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ sử dụng đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào