Xác định khoảng lùi khi xây dựng công trình nhà ở tiếp giáp đường giao thông như thế nào theo quy định pháp luật?
- Khoảng lùi khi xây dựng công trình nhà ở tiếp giáp đường giao thông được quy định như thế nào?
- Kích thước trong lô đất quy hoạch xây dựng công trình nhà ở tiếp giáp với đường giao thông là bao nhiêu mét?
- Trường hợp chỉ giới xây dựng công trình nhà ở lùi vào so với chỉ giới đường đỏ thì phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Khoảng lùi khi xây dựng công trình nhà ở tiếp giáp đường giao thông được quy định như thế nào?
Về vấn đề của anh, hiện Ban Hỗ trợ có tìm thấy thông tin tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng.
Cụ thể theo Mục 2.6.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD và Mục 2.7.5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD có quy định về khoảng lùi trong xây dựng công trình như sau:
2.6.2 Khoảng lùi của công trình
- Khoảng lùi của các công trình tiếp giáp với đường giao thông (đối với đường giao thông cấp khu vực trở lên) được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, nhưng phải thỏa mãn quy định trong Bảng 2.7 ;
- Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo chiều cao tương ứng của mỗi phần.
...
2.7.5 Quy định về khoảng lùi công trình trên các tuyến đường
Trong trường hợp do đặc thù hiện trạng của khu vực quy hoạch không đáp ứng được yêu cầu về khoảng lùi theo quy định tại Bảng 2.7 thì khoảng lùi được xác định trong đồ án quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị nhưng phải đảm bảo có sự thống nhất trong tổ chức không gian trên tuyến phố hoặc một đoạn phố.
Theo đó, về nguyên tắc anh phải áp dụng theo Bảng 2.7 nêu trên. Căn cứ vào chỉ giới đường đỏ để xác định ban công phải xây cách chỉ giới đường đỏ đó là bao nhiêu.
Trường hợp không áp dụng được thì khoảng lùi được xác định trong đồ án quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị của từng địa phương.
Xác định khoảng lùi khi xây dựng công trình nhà ở tiếp giáp đường giao thông? (hình từ Internet)
Kích thước trong lô đất quy hoạch xây dựng công trình nhà ở tiếp giáp với đường giao thông là bao nhiêu mét?
Theo Mục 2.6.6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD có nêu:
Kích thước trong lô đất quy hoạch xây dựng công trình nhà ở
- Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu quy hoạch xây dựng mới tiếp giáp với đường phố có bề rộng chỉ giới đường đỏ ≥ 19 m, bề rộng mặt tiền của công trình nhà ở ≥ 5 m;
- Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu quy hoạch xây dựng mới tiếp giáp với đường phố có bề rộng chỉ giới đường đỏ < 19 m, bề rộng mặt tiền của công trình nhà ở ≥ 4 m;
- Chiều dài tối đa của lô đất xây dựng dãy nhà ở liên kế có hai mặt tiếp giáp với các tuyến đường từ cấp đường chính khu vực trở xuống là 60 m.
Như vậy, đối với lô đất xây dựng nhà ở trong các khu quy hoạch xây dựng mới tiếp giáp với đường phố có bề rộng chỉ giới đường đỏ ≥ 19 m, bề rộng mặt tiền của công trình nhà ở ≥ 5 m;
Còn đối với lô đất xây dựng nhà ở trong các khu quy hoạch xây dựng mới tiếp giáp với đường phố có bề rộng chỉ giới đường đỏ < 19 m, bề rộng mặt tiền của công trình nhà ở ≥ 4 m.
Trường hợp chỉ giới xây dựng công trình nhà ở lùi vào so với chỉ giới đường đỏ thì phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Tại Mục 2.6.7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD quy định như sau:
Quy định về các chi tiết kiến trúc của công trình tiếp giáp với tuyến đường
- Các chi tiết kiến trúc của công trình do đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị và quy chế quản lý kiến trúc tại từng khu vực quy định;
- Trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, các quy định trên phải đảm bảo nguyên tắc sau: không cản trở các hoạt động giao thông tại lòng đường; đảm bảo an toàn, thuận tiện cho các hoạt động đi bộ trên vỉa hè; không làm ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật nổi và ngầm trên tuyến phố; đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố; đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và các hoạt động của phương tiện chữa cháy;
- Trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ, phải đảm bảo nguyên tắc sau: không một bộ phận, chi tiết kiến trúc nào của công trình được vượt quá chỉ giới đường đỏ; đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố; đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và hoạt động của phương tiện chữa cháy.
Theo đó, trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, các quy định trên phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
- Không cản trở các hoạt động giao thông tại lòng đường;
- Đảm bảo an toàn, thuận tiện cho các hoạt động đi bộ trên vỉa hè;
- Không làm ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật nổi và ngầm trên tuyến phố;
- Đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố; đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và các hoạt động của phương tiện chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các loại rủi ro nào? Thời hạn báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng?
- Nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030 như nào?
- Dịch vụ truyền thông về quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước bao gồm những gì theo Thông tư 07?
- Mức hỗ trợ người dân bị mất nhà, sửa chữa nhà ở do thiệt hại của bão lũ gây ra là bao nhiêu theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ báo cáo quyết toán thu, chi hằng năm của BQL dự án do chủ đầu tư thành lập gồm gì? Ai có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán thu, chi hằng năm?