Xác định điểm đen tai nạn giao thông đường bộ dựa trên các tiêu chí nào? Trình tự xử lý điểm đen bao gồm mấy bước?

Điểm đen tai nạn giao thông đường bộ là gì? Xác định điểm đen tai nạn giao thông đường bộ dựa trên các tiêu chí nào? Trình tự xử lý điểm đen bao gồm mấy bước? Ai có trách nhiệm xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ đối với hệ thống quốc lộ? Câu hỏi đến từ anh Thanh Huy - Long Thành.

Điểm đen tai nạn giao thông đường bộ là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:

Điểm đen tai nạn giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là "điểm đen") là nơi mà tại đó thường xảy ra tai nạn giao thông.

Theo đó, điểm đen tai nạn giao thông đường bộ, gọi tắt là "điểm đen" là nơi mà tại đó thường xảy ra tai nạn giao thông.

Xác định điểm đen tai nạn giao thông đường bộ dựa trên các tiêu chí nào?

Theo Điều 4 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định cụ thể:

Tiêu chí xác định điểm đen
Tiêu chí xác định điểm đen là tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng), thuộc một trong các trường hợp sau:
1. 02 vụ tai nạn giao thông có người chết;
2. 03 vụ tai nạn trở lên, trong đó có 01 vụ có người chết.
3. 04 vụ tai nạn trở lên, nhưng chỉ có người bị thương.

Theo đó, tiêu chí xác định điểm đen là tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng), thuộc một trong các trường hợp sau:

- 02 vụ tai nạn giao thông có người chết;

- 03 vụ tai nạn trở lên, trong đó có 01 vụ có người chết.

- 04 vụ tai nạn trở lên, nhưng chỉ có người bị thương.

Hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông đường bộ bao gồm những giấy tờ gì?

Theo Điều 6 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:

Hồ sơ điểm đen
Hồ sơ điểm đen bao gồm:
1. Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông được lưu giữ tại đơn vị quản lý đường bộ hoặc hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan công an cung cấp;
2. Bảng thống kê tai nạn có ghi lý trình, số vụ tai nạn, thiệt hại, đánh giá nguyên nhân kèm kiến nghị sơ bộ giải pháp khắc phục;
3. Bản vẽ sơ đồ khu vực điểm đen, ảnh chụp khu vực điểm đen và các tài liệu liên quan.

Như vậy, hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông đường bộ gồm:

- Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông được lưu giữ tại đơn vị quản lý đường bộ hoặc hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan công an cung cấp;

- Bảng thống kê tai nạn có ghi lý trình, số vụ tai nạn, thiệt hại, đánh giá nguyên nhân kèm kiến nghị sơ bộ giải pháp khắc phục;

- Bản vẽ sơ đồ khu vực điểm đen, ảnh chụp khu vực điểm đen và các tài liệu liên quan.

Trình tự xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ bao gồm mấy bước?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:

Trình tự xử lý
1. Trình tự xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông gồm 08 bước sau:
a) Bước 1: Xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý;
b) Bước 2: Thị sát hiện trường lần đầu;
c) Bước 3: Phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân;
d) Bước 4: Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân;
đ) Bước 5: Lựa chọn biện pháp khắc phục;
e) Bước 6: Xác định cơ quan chịu trách nhiệm xử lý;
g) Bước 7: Thực hiện xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông;
h) Bước 8: Theo dõi và đánh giá kết quả.
2. Nội dung các bước trong trình tự xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông được quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 16 của Thông tư này.

Theo đó, trình tự xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ bao gồm 8 bước:

- Bước 1: Xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý;

- Bước 2: Thị sát hiện trường lần đầu;

- Bước 3: Phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân;

- Bước 4: Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân;

- Bước 5: Lựa chọn biện pháp khắc phục;

- Bước 6: Xác định cơ quan chịu trách nhiệm xử lý;

- Bước 7: Thực hiện xử lý điểm đen tai nạn giao thông;

- Bước 8: Theo dõi và đánh giá kết quả.

Điểm đen tai nạn giao thông

Điểm đen tai nạn giao thông (Hình từ Internet)

Ai có trách nhiệm xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ đối với hệ thống quốc lộ?

Theo Điều 17 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định Trách nhiệm xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với hệ thống quốc lộ cụ thể:

- Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện quy định tại Điều 9 và Điều 16 của Thông tư này.

- Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với điểm đen tai nạn giao thông trên quốc lộ được giao quản lý) thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.

- Đối với đường BOT

+ Nhà đầu tư thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.

+ Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 và khoản 2 Điều 16 của Thông tư này.

- Đối với các điểm đen trên đường bộ đang khai thác có dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp, tổ chức quản lý đường bộ bàn giao hồ sơ điểm đen cho chủ đầu tư để xem xét xử lý trong dự án. Trường hợp dự án chưa triển khai, cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp xử lý tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông.

- Trường hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông không liên quan đến cầu đường, Cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư này.

Tai nạn giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lựa chọn biện pháp khắc phục điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ theo nguyên tắc nào và xác định điểm tiềm ẩn tai nạn dựa trên các tiêu chí gì?
Pháp luật
Đối với đường BOT việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ do ai thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan nào?
Pháp luật
Theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ báo cáo kết quả cho cơ quan nào đối với hệ thống quốc lộ?
Pháp luật
Xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ khi phân tích và xác định nguyên nhân đối với hệ thống quốc lộ do ai chịu trách nhiệm?
Pháp luật
Xác định nguyên nhân điểm đen tai nạn giao thông đường bộ đối với đường BOT để nghiên cứu hiện trường lần hai được quy định như thế nào?
Pháp luật
Ai phải chịu trách nhiệm xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ khi nghiên cứu hiện trường lần hai đối với hệ thống quốc lộ?
Pháp luật
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ khi lựa chọn biện pháp khắc phục đối với hệ thống quốc lộ do ai chịu trách nhiệm?
Pháp luật
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ đối với đường BOT thì nguyên nhân được phân tích và xác định như thế nào?
Pháp luật
Dựa vào số vụ tai nạn giao thông trong 1 năm để xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ để báo về cơ quan nào?
Pháp luật
Ai chịu trách nhiệm xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ khi thống kê vụ va chạm, tai nạn giao thông đối với hệ thống quốc lộ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông đường bộ
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
7,971 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông đường bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào