Xã Nhơn Trạch mới tỉnh Đồng Nai từ 1/7/2025 được sáp nhập từ những xã nào? Danh sách các xã sáp nhập thành xã Nhơn Trạch?
Xã Nhơn Trạch mới tỉnh Đồng Nai từ 1/7/2025 được sáp nhập từ những xã nào? Danh sách các xã sáp nhập thành xã Nhơn Trạch?
Ngày 16/6/2025, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 1662/NQ-UBTVQH15 năm 2025 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai năm 2025.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 1662/NQ-UBTVQH15 năm 2025 quy định về việc sắp xếp xã Nhơn Trạch mới tỉnh Đồng Nai như sau:
Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai
...
2. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Hiệp Phước và các xã Long Tân (huyện Nhơn Trạch), Phú Thạnh, Phú Hội, Phước Thiền thành xã mới có tên gọi là xã Nhơn Trạch.
...
Như vậy, xã Nhơn Trạch mới tỉnh Đồng Nai từ 1/7/2025 được sáp nhập từ: thị trấn Hiệp Phước và các xã Long Tân (huyện Nhơn Trạch), Phú Thạnh, Phú Hội, Phước Thiền.
Xã Nhơn Trạch mới tỉnh Đồng Nai từ 1/7/2025 được sáp nhập từ những xã nào? Danh sách các xã sáp nhập thành xã Nhơn Trạch? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân xã Nhơn Trạch có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã như sau:
(1) Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, các điểm a, b, c, d khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
(2) Tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp trên địa bàn; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và các nguồn lực cần thiết khác để thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn.
(3) Thực hiện quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn, bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, quản trị hiện đại, trong sạch, công khai, minh bạch, phục vụ Nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
(4) Quyết định phân bổ, giao dự toán chi đối với các khoản chưa phân bổ chi tiết; quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách cấp mình và các nội dung khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
(5) Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình; quyết định thành lập, tổ chức lại, thay đổi tên gọi, giải thể, quy định tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình theo quy định của pháp luật.
(6) Quản lý biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính của chính quyền địa phương cấp mình, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; thực hiện quản lý tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.
(7) Quyết định theo thẩm quyền các quy hoạch chi tiết của cấp mình; thực hiện liên kết, hợp tác giữa các đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của pháp luật.
(8) Ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp mình.
(9) Ban hành quyết định và các văn bản hành chính khác về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật.
(10) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; đồng thời đề cao thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
(2) Tổ chức chính quyền địa phương tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, thực hiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
(3) Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; xây dựng chính quyền địa phương gần Nhân dân, phục vụ Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân; thực hiện đầy đủ cơ chế phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.
(4) Bảo đảm nền hành chính minh bạch, thống nhất, thông suốt, liên tục.
(5) Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do chính quyền địa phương quyết định và tổ chức thực hiện; phát huy vai trò tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
(6) Phân định rõ thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương; giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh và chính quyền địa phương cấp xã.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.