Website thương mại điện tử bị đưa vào danh sách website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi nào?
Website thương mại điện tử bị đưa vào danh sách website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 4 Điều 31 Thông tư 47/2014/TT-BCT về tiếp nhận thông tin phản ánh và công bố danh sách website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Theo đó, sau thời hạn 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận được yêu cầu giải trình của Bộ Công Thương, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử không phản hồi hoặc không giải trình được về các ý kiến phản ánh, thì:
Website thương mại điện tử sẽ bị đưa vào danh sách website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Website thương mại điện tử có trên 5 (năm) ý kiến phản ánh từ các tổ chức, cá nhân khác nhau về một hoặc nhiều hành vi nêu tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 47/2014/TT-BCT sẽ nhận được thông báo của Bộ Công Thương yêu cầu giải trình về những ý kiến phản ánh nói trên.
Trong đó, ý kiến phản ánh về các hành vi vi phạm trên website thương mại điện tử, bao gồm:
- Vi phạm các quy định về thông báo và đăng ký website thương mại điện tử;
- Vi phạm các quy định về giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP;
- Vi phạm các quy định về trách nhiệm của người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP;
- Vi phạm các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân và an toàn thanh toán trong thương mại điện tử tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP;
- Các vi phạm khác quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
Website thương mại điện tử bị đưa vào danh sách website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi nào? (Hình từ Internet)
Danh sách các website thương mại điện tử vi phạm pháp luật có được công bố công khai hay không?
Dựa vào quy định tại Điều 30 Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về việc công bố danh sách các website thương mại điện tử vi phạm quy định của pháp luật:
Theo đó, Bộ Công Thương công bố trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử danh sách các website thương mại điện tử vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử.
Hay nói cách khác, danh sách các website thương mại điện tử vi phạm pháp luật sẽ được Bộ Công Thương công bố công khai theo quy định.
Lưu ý: Thông tin công bố về danh sách các website thương mại điện tử vi phạm pháp luật, bao gồm:
- Tên website thương mại điện tử;
- Tên và thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website;
- Hành vi vi phạm của thương nhân, tổ chức, cá nhân.
Mục đích của việc thiết lập website thương mại điện tử là gì?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì mục đích của website thương mại điện tử là:
Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Hay nói cách khác, website thương mại điện tử là website được thiết lập ra với mục đích bán hàng, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ trên không gian số - hoạt động thương mại điện tử.
Đặc biệt, website thương mại điện tử còn là kênh quảng bá thương hiệu rất hiệu quả trên môi trường Internet.
Ngoài ra, hoạt động thương mại điện tử được định nghĩa là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Lưu ý: Việc quản lý nhà nước về thương mại điện tử bao gồm những nội dung sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử và chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù.
- Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử.
- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử.
- Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử.
- Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử.
- Thống kê về thương mại điện tử.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?