Vườn quốc gia được xét thăng hạng khu bảo tồn đất ngập nước khi đáp ứng được những điều kiện gì?
Vườn quốc gia được xét thăng hạng khu bảo tồn đất ngập nước khi đáp ứng được những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về việc chuyển đổi thành khu bảo tổn đất ngập nước như sau:
Chuyển đổi, chuyển hạng, chuyển cấp khu bảo tồn đất ngập nước
1. Các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan có diện tích đất ngập nước chiếm từ 50% diện tích khu bảo tồn trở lên được xem xét chuyển đổi thành khu bảo tồn đất ngập nước và được hưởng chính sách đầu tư về bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Khu bảo tồn đất ngập nước được xem xét để chuyển hạng, chuyển cấp quản lý căn cứ theo tình hình thực tế và tiêu chí phân hạng, phân cấp khu bảo tồn đất ngập nước quy định tại Điều 12 Nghị định này.
3. Việc chuyển hạng, chuyển cấp quản lý khu bảo tồn đất ngập nước được thực hiện theo các quy định về lập, thẩm định và phê duyệt dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định này.
Theo đó, để được xem xét chuyển đổi thành khu bảo tồn đất ngập nước và được hưởng chính sách đầu tư về bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước theo quy định pháp luật thì vườn quốc gia cần phải có diện tích đất ngập nước chiếm từ 50% diện tích khu bảo tồn trở lên.
Có cần thành lập Ban quản lý khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia hay không?
Căn cứ Điều 28 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về việc thành lập Ban quản lý như sau:
Tổ chức quản lý khu bảo tồn
1. Khu bảo tồn cấp quốc gia có Ban quản lý. Ban quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, khu bảo tồn cấp tỉnh được giao cho Ban quản lý là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.
Theo quy định thì khu bảo tồn cấp quốc gia có Ban quản lý. Ban quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính.
Như vậy, cần phải thành lập Ban quản lý đối với khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia.
Vườn quốc gia được xét thăng hạng khu bảo tồn đất ngập nước khi đáp ứng được những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Ban quản lý khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia cần thực hiện những nhiệm vụ đặc thù nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về việc tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia như sau:
Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước
1. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước được thực hiện theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
2. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật đa dạng sinh học và các nhiệm vụ đặc thù sau đây:
a) Quản lý các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước theo Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức thực hiện các hoạt động về bảo tồn vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn theo các chương trình, kế hoạch, đề án hoặc đề tài, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tổ chức triển khai các hoạt động du lịch sinh thái, phương án chia sẻ lợi ích trong sử dụng bền vững dịch vụ hệ sinh thái khu bảo tồn đất ngập nước sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
d) Phối hợp với lực lượng kiểm ngư, kiểm lâm, cảnh sát biển, lực lượng cứu hộ, cứu nạn, các cơ quan quản lý chuyên môn cấp tỉnh và cộng đồng dân cư thực hiện quản lý, bảo tồn và sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước;
đ) Thực hiện các chương trình kiểm soát, cô lập, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại trong vùng đất ngập nước quan trọng và chương trình bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm thuộc vùng đất ngập nước;
e) Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Theo đó, Ban quản lý khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia cần thực hiện những nhiệm vụ đặc thù như:
(1) Quản lý các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước theo Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước và quy định của pháp luật có liên quan;
(2) Tổ chức thực hiện các hoạt động về bảo tồn vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn theo các chương trình, kế hoạch, đề án hoặc đề tài, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
(3) Tổ chức triển khai các hoạt động du lịch sinh thái, phương án chia sẻ lợi ích trong sử dụng bền vững dịch vụ hệ sinh thái khu bảo tồn đất ngập nước sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
(4) Phối hợp với lực lượng kiểm ngư, kiểm lâm, cảnh sát biển, lực lượng cứu hộ, cứu nạn, các cơ quan quản lý chuyên môn cấp tỉnh và cộng đồng dân cư thực hiện quản lý, bảo tồn và sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước;
(5) Thực hiện các chương trình kiểm soát, cô lập, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại trong vùng đất ngập nước quan trọng và chương trình bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm thuộc vùng đất ngập nước;
(6) Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng được sử dụng trong các hoạt động nào? Lập hóa đơn GTGT sai thời điểm bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời gian trong ngành Công an có được tính để thi nâng ngạch? Rà soát, xác định và lập danh sách dự thi nâng ngạch thuộc thẩm quyền của ai?
- Chu kỳ giao dịch trong thị trường điện được tính là bao lâu? Điều chỉnh sản lượng hợp đồng chu kỳ giao dịch như thế nào?
- Phòng kinh doanh là gì? Tải sơ đồ quy trình làm việc phòng kinh doanh? Thu nhập chịu thuế TNDN?
- Hội là gì? Khi thành lập hội cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ đề nghị thành lập hội gồm những gì?