Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với tàu bay không người lái được phân chia theo độ cao bay như thế nào?
- Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với tàu bay không người lái được phân chia theo độ cao bay như thế nào?
- Việc quản lý các hoạt động bay đối với tàu bay không người lái theo từng độ cao bay thực hiện như thế nào?
- Việc thiết lập vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với tàu bay không người lái thực hiện như thế nào?
Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với tàu bay không người lái được phân chia theo độ cao bay như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định như sau:
Phân chia trách nhiệm quản lý, sử dụng vùng trời khai thác
1. Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ được phân chia như sau:
a) Theo độ cao bay: Độ cao bay dưới 50 mét; độ cao bay từ 50 mét đến dưới 200 mét; độ cao bay từ 200 mét đến dưới 500 mét; độ cao bay trên 500 mét so với địa hình tự nhiên;
b) Vùng trời khu vực lân cận sân bay có hoạt động bay quân sự, hàng không dân dụng (bán kính 08 km tính từ ranh giới sân bay trở ra);
c) Vùng trời khu vực trường bắn;
d) Vùng trời khu vực biên giới chiều rộng mười (10) kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào nội địa Việt Nam;
đ) Vùng trời khu vực quy định tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư này;
e) Vùng trời trên biển, trên các đảo quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam;
g) Vùng trời được thiết lập cấp phép cho thử nghiệm tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ;
...
Tàu bay không người lái là thiết bị bay mà việc điều khiển, duy trì hoạt động của chuyến bay không cần có sự tham gia điều khiển trực tiếp của phi công, tổ lái trên thiết bị bay đó theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 36/2008/NĐ-CP.
Theo đó, vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với tàu bay không người lái được phân chia theo độ cao bay như sau:
- Độ cao bay dưới 50 mét;
- Độ cao bay từ 50 mét đến dưới 200 mét;
- Độ cao bay từ 200 mét đến dưới 500 mét;
- Độ cao bay trên 500 mét so với địa hình tự nhiên.
Hoạt động bay đối với tàu bay không người lái (Hình từ Internet)
Việc quản lý các hoạt động bay đối với tàu bay không người lái theo từng độ cao bay thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định như sau:
Phân chia trách nhiệm quản lý, sử dụng vùng trời khai thác
...
2. Phân chia khu vực, trách nhiệm quản lý.
a) Đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay dưới 50 mét giao Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trực tiếp quản lý, giám sát, dự báo, thông báo bay và hiệp đồng;
b) Đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay từ 50 mét đến dưới 200 mét giao Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trực tiếp quản lý, giám sát, dự báo, thông báo bay và hiệp đồng;
c) Đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay từ 200 mét đến dưới 500 mét giao cơ quan Phòng không của Quân khu trực tiếp quản lý, giám sát dự báo, thông báo bay và hiệp đồng;
d) Đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay trên 500 mét giao các Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực thuộc các Sư đoàn Không quân - Quân chủng Phòng không - Không quân trực tiếp quản lý, giám sát, dự báo, thông báo bay và hiệp đồng;
đ) Đối với vùng trời khu vực lân cận sân bay có hoạt động bay quân sự, hàng không dân dụng giao đơn vị Không quân chủ quản sân bay trực tiếp quản lý, giám sát và hiệp đồng;
...
Như vậy, việc phân chia khu vực, trách nhiệm quản lý vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với tàu bay không người lái như sau:
- Đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay dưới 50 mét giao Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trực tiếp quản lý, giám sát, dự báo, thông báo bay và hiệp đồng;
- Đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay từ 50 mét đến dưới 200 mét giao Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trực tiếp quản lý, giám sát, dự báo, thông báo bay và hiệp đồng;
- Đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay từ 200 mét đến dưới 500 mét giao cơ quan Phòng không của Quân khu trực tiếp quản lý, giám sát dự báo, thông báo bay và hiệp đồng;
- Đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay trên 500 mét giao các Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực thuộc các Sư đoàn Không quân - Quân chủng Phòng không - Không quân trực tiếp quản lý, giám sát, dự báo, thông báo bay và hiệp đồng.
Việc thiết lập vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với tàu bay không người lái thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định như sau:
Phân chia trách nhiệm quản lý, sử dụng vùng trời khai thác
...
3. Việc thiết lập vùng trời, cấp phép bay cho thử nghiệm và khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động ở nhiều khu vực, độ cao khác nhau; việc chỉ định cơ quan, đơn vị quản lý, hiệp đồng, giám sát, dự báo, thông báo bay được xác định theo tính chất của việc thử nghiệm, khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ quy định trong phép bay của Cục Tác chiến, trên cơ sở đảm bảo không ảnh hưởng đến quốc, phòng, an ninh và an toàn bay trong khu vực.
Theo đó, việc thiết lập vùng trời, cấp phép bay cho thử nghiệm và khai thác tàu bay không người lái hoạt động ở nhiều khu vực, độ cao khác nhau.
Việc chỉ định cơ quan, đơn vị quản lý, hiệp đồng, giám sát, dự báo, thông báo bay được xác định theo tính chất của việc thử nghiệm, khai thác tàu bay không người lái quy định trong phép bay của Cục Tác chiến, trên cơ sở đảm bảo không ảnh hưởng đến quốc, phòng, an ninh và an toàn bay trong khu vực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?