CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
Số:
36/2008/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2008
|
NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ TÀU BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN BAY
SIÊU NHẸ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm
2001;
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày
12 tháng 7 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Nghị định này quy định quản lý tàu
bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ; tổ chức hoạt động bay; cấp
phép bay, điều hành bay cho máy bay không người lái, khí cầu bay không người điều
khiển, mô hình bay, khí cầu có người điều khiển nhưng không cất cánh, hạ cánh từ
các sân bay được mở cho hoạt động dân dụng.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Các tổ chức, cá nhân Việt Nam và
nước ngoài ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là các tổ chức, cá nhân) có hoạt động nhập
khẩu, xuất khẩu, sản xuất, kinh doanh tàu bay không người lái và các loại phương
tiện bay siêu nhẹ.
2. Các tổ chức, cá nhân sử dụng tàu
bay không người lái, khí cầu bay không người điều khiển, mô hình bay, khí cầu
có người điều khiển để thực hiện các chuyến bay trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội,
văn hóa, thể thao, nghiên cứu khoa học.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền cấp phép cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái
xuất, thực hiện thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, kinh doanh tàu bay không người
lái và các loại phương tiện bay siêu nhẹ.
4. Đối với tàu bay không người lái,
các loại phương tiện bay siêu nhẹ phục vụ cho nhiệm vụ an ninh, quốc phòng được
áp dụng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
1. Tàu bay không người lái là thiết
bị bay mà việc điều khiển, duy trì hoạt động của chuyến bay không cần có sự
tham gia điều khiển trực tiếp của phi công, tổ lái trên thiết bị bay đó.
2. Phương tiện
bay siêu nhẹ, bao gồm các loại khí cầu và mô hình bay.
a) Khí cầu là khí cụ bay mà lực
nâng được tạo bởi những chất khí chứa trong vỏ bọc của nó, chất khí này có khối
lượng riêng nhỏ hơn không khí. Có hai loại khí cầu:
- Khí cầu bay có người điều khiển;
- Khí cầu bay không người điều khiển,
bao gồm cả khí cầu bay tự do hoặc được điều khiển tự động hoặc được giữ buộc cố
định tại một vị trí trên mặt đất.
b) Mô hình bay, bao gồm:
- Các loại tàu lượn được mô phỏng
theo hình dáng, kiểu cách các loại máy bay, được gắn động cơ sử dụng nguồn năng
lượng bằng pin hoặc nhiên liệu lỏng, rắn hoặc năng lượng mặt trời, được điều
khiển bằng vô tuyến hoặc chương trình lập sẵn;
- Các loại dù bay và diều bay có hoặc
không có người điều khiển, trừ các loại diều bay dân gian.
3. Phép bay là văn bản hoặc hiệu lệnh
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, xác định điều kiện và giới hạn được phép
hoạt động của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
Điều 4. Nhập khẩu,
xuất khẩu, sản xuất, kinh doanh tàu bay không người lái và các loại phương tiện
bay siêu nhẹ
1. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp phép cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, thực
hiện thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, kinh doanh các loại tàu bay không người
lái và các phương tiện bay siêu nhẹ chỉ được cấp phép sau khi đã có ý kiến thống
nhất của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
2. Các tổ chức,
cá nhân có nhu cầu nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, thực hiện thiết kế,
sản xuất, thử nghiệm, kinh doanh các loại tàu bay không người lái và các phương
tiện bay siêu nhẹ phải có công văn đề nghị Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chấp thuận
trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Chương 2.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BAY
Điều 5. Quản lý
điều hành, giám sát hoạt động bay
Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý điều
hành, giám sát bay đối với tàu bay không người lái, khí cầu bay không người điều
khiển, mô hình bay, khí cầu có người điều khiển nhưng không cất cánh, hạ cánh từ
các sân bay được mở cho hoạt động dân dụng. Nội dung quản lý bay gồm:
1. Thiết lập, cấp phép, trả lời,
thông báo khu vực được tổ chức hoạt động bay.
2. Chỉ định cơ quan, tổ chức, đơn vị
quản lý, giám sát các hoạt động bay.
Việc quy định cơ quan quản lý, điều
hành và giám sát trực tiếp chuyến bay được xác định trong từng phép bay.
Điều 6. Thiết lập
sân bay, khu vực hoạt động bay
Bộ Quốc phòng thiết lập sân bay,
khu vực hoạt động bay, khu vực bay thử nghiệm cho tàu bay không người lái và
các phương tiện bay siêu nhẹ, bảo đảm đủ điều kiện bay, không ảnh hưởng đến an
ninh, quốc phòng và an toàn hàng không.
Điều 7. Tổ chức
Câu lạc bộ Hàng không
1. Bộ Quốc phòng chỉ đạo Quân chủng
Phòng không - Không quân phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực
thuộc Trung ương, tổ chức các Câu lạc bộ Hàng không nhằm thu hút các tổ chức,
cá nhân tham gia các hoạt động bay siêu nhẹ phục vụ nhu cầu kinh tế, văn hóa,
xã hội, thể thao và giáo dục quốc phòng.
2. Quy chế về tổ
chức, quản lý hoạt động bay của các Câu lạc bộ Hàng không do Bộ Quốc phòng quy
định, phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, quốc phòng và quản
lý điều hành bay trong vùng trời Việt Nam.
Chương 3.
CẤP PHÉP BAY, ĐIỀU HÀNH
BAY
Điều 8. Thẩm
quyền cấp phép, từ chối, đình chỉ hoạt động bay
1. Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu
cấp phép, từ chối cấp phép cho các chuyến bay của tàu bay không người lái, các
loại khí cầu bay không người điều khiển, các loại mô hình bay, các loại khí cầu
có người điều khiển nhưng không cất, hạ cánh từ các sân bay được mở cho hoạt động
dân dụng.
- Địa chỉ hộp thư liên lạc: số 1
Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
- Số điện thoại liên hệ: 069
533200; 069 533105;
- Số fax: 04 7337994.
2. Trung tâm Quản lý điều hành bay
Quốc gia, các Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực thuộc Quân chủng Phòng
không - Không quân và Cơ quan Phòng không thuộc các quân khu và Bộ Chỉ huy quân
sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phép yêu cầu đình chỉ hoạt động
bay trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định
này.
Điều 9. Hồ sơ,
thủ tục đề nghị cấp phép bay
1. Tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoạt
động bay phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép bay. Hồ sơ đề nghị cấp phép bay bao gồm
các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị cấp
phép bay (theo mẫu số 1/ĐNCPB kèm theo Nghị định này);
b) Tài liệu kỹ
thuật về phương tiện bay, bao gồm ảnh chụp kiểu loại tàu bay hoặc phương tiện
bay và bản thuyết minh tính năng kỹ thuật hàng không của loại tàu bay hoặc
phương tiện bay đó (theo mẫu số 2/TLKTPTB);
c) Giấy phép hoặc
giấy ủy quyền hợp pháp cho phép tàu bay, phương tiện bay thực hiện cất cánh, hạ
cánh tại sân bay, khu vực trên mặt đất, mặt nước;
d) Các giấy tờ,
tài liệu khác liên quan đến tàu bay, phương tiện bay.
2. Chậm nhất 14
ngày, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay, các tổ chức cá nhân
nộp đơn đề nghị cấp phép bay đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu.
3. Chậm nhất 10
ngày, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay, các tổ chức cá nhân
nộp đơn đề nghị sửa đổi lại phép bay đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu.
4. Bộ Quốc phòng quy định việc tổ
chức tiếp nhận và giải quyết đơn đề nghị cấp phép bay, sửa đổi phép bay của các
tổ chức, cá nhân, bảo đảm thuận tiện, nhanh chóng.
Điều 10. Nội
dung phép bay
Nội dung của phép bay bao gồm:
1. Tên, địa chỉ, số điện thoại liên
lạc của tổ chức, cá nhân được cấp phép bay.
2. Đặc điểm nhận dạng kiểu loại tàu
bay, phương tiện bay (bao gồm cả phụ lục có ảnh chụp, thuyết minh tính năng kỹ
thuật của tàu bay hoặc phương tiện bay).
3. Khu vực được tổ chức hoạt động
bay, hướng bay, vệt bay.
4. Mục đích, thời hạn, thời gian được
tổ chức bay.
5. Quy định về thông báo hiệp đồng
bay; chỉ định cơ quan quản lý, giám sát hoặc điều hành bay.
6. Các giới hạn, quy định an ninh,
quốc phòng khác.
Điều 11. Tổ chức
thông báo hiệp đồng bay
1. Quân chủng Phòng không - Không
quân ban hành các nội dung thực hiện công tác thông báo, dự báo bay và các quy
định yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện đình chỉ bay.
2. Tổ chức, cá nhân khi tổ chức các
chuyến bay cho tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ phải thực
hiện công tác thông báo, dự báo bay.
Tổ chức, cá nhân phải tự chịu trách
nhiệm về tính trung thực, chính xác của các thông tin trong công tác thông báo,
dự báo bay.
3. Trung tâm Quản lý điều hành bay
Quốc gia, các Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực thuộc Quân chủng Phòng
không - Không quân là cơ quan tiếp nhận, quản lý thông tin cấp phép bay, dự
báo, thông báo hiệp đồng bay.
Điều 12. Cơ
quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay
1. Trung tâm Quản lý điều hành bay
Quốc gia, các Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực thuộc Quân chủng Phòng
không - Không quân là cơ quan quản lý điều hành chung các hoạt động của tàu bay
không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trong vùng trời Việt Nam.
2. Cơ quan Phòng không thuộc các
quân khu và Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu
trách nhiệm giám sát, kiểm tra khu vực hoạt động, việc chấp hành các quy định về
tổ chức bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ
trong vùng trời Việt Nam.
3. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ
quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay:
a) Tổ chức thông báo hiệp đồng bay;
b) Ra lệnh đình chỉ bay nếu phát hiện
tổ chức, cá nhân khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu
nhẹ vi phạm các giới hạn, quy định trong phép bay hoặc tổ chức hoạt động bay
khi chưa được cấp phép;
c) Báo cáo cấp trên biện pháp xử lý
và khắc phục những vi phạm về quản lý vùng trời, quản lý bay;
d) Phối hợp với cơ quan công an và
chính quyền địa phương xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, an toàn
hàng không.
Điều 13. Trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoạt động bay
1. Làm thủ tục xin phép bay trước
khi tổ chức các hoạt động bay.
2. Thực hiện công tác dự báo, thông
báo bay trước ngày bay theo quy định.
3. Nắm vững các quy định, nội dung
của việc tổ chức, thực hiện hoạt động bay trong vùng trời Việt Nam.
4. Tuân thủ các quy định, điều kiện,
giới hạn được nêu trong phép bay.
5. Chấp hành nghiêm hiệu lệnh đình
chỉ bay và báo cáo kết quả về của cơ quan quản lý điều hành bay và giám sát các
hoạt động bay quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Nghị định
này.
6. Chịu trách nhiệm bồi thường theo
pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn hàng không, gây thiệt hại cho người, tài sản
dưới mặt đất.
Điều 14.
Nghiêm cấm các hành vi
1. Tổ chức các hoạt động bay khi
chưa có phép bay.
2. Tổ chức hoạt động bay không đúng
khu vực, điều kiện, giới hạn quy định. Vi phạm các quy định về quản lý lãnh thổ,
biên giới quốc gia.
3. Mang chở các chất phóng xạ, chất
cháy, chất nổ trên tàu bay hoặc phương tiện bay.
4. Phóng, bắn, thả từ trên không
các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại.
5. Lắp các thiết bị và thực hiện việc
quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép.
6. Treo cờ, biểu ngữ, thả truyền
đơn phát loa tuyên truyền ngoài quy định của cấp phép bay.
7. Không chấp hành các lệnh, hiệu lệnh
của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay.
Điều 15. Thời
gian cấp phép, từ chối hoạt động bay
1. Thời hạn 10
ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu cấp phép tổ chức
thực hiện các chuyến bay.
2. Trong thời hạn
07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin sửa đổi phép bay đã cấp, Cục Tác chiến -
Bộ Tổng tham mưu cấp phép điều chỉnh thực hiện các chuyến bay.
3. Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu
từ chối cấp phép bay trong các trường hợp để bảo đảm an ninh, quốc phòng, an
toàn hàng không và khi chưa được cung cấp đủ thông tin được quy định trong nội
dung đơn đề nghị cấp phép bay. Việc từ chối cấp phép bay được trả lời bằng văn
bản.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Xử lý
vi phạm
Các tổ chức, cá nhân vi phạm các
quy định tại Nghị định này, tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính,
thu hồi giấy phép hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Hiệu
lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau
15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Nghị định
này đều bãi bỏ.
Điều 18. Tổ chức
thực hiện
1. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thi hành
Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội; Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính
phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b).
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Mẫu số 1/ĐNCPB
(Ban hành kèm theo Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 03 năm
2008 của Chính phủ)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP BAY
Kính
gửi: ………………………………………………..
Căn cứ Nghị định số…………/2008/NĐ-CP ngày…
tháng… năm 2008 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quản
lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.
Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc
của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bay.
Đề nghị Quý Cơ quan cấp phép hoạt động
bay cho loại phương tiện bay sau đây:....................
..........................................................................................................................................
- Mục đích thực hiện bay;
- Vùng trời và kích thước khu vực tổ
chức hoạt động bay;
- Thời hạn và thời gian tổ chức hoạt
động bay;
- Sân bay (hoặc tên khu vực trên mặt
đất, mặt nước) bảo đảm cho việc cất cánh, hạ cánh của tàu bay, phương tiện bay;
- Trang thiết bị thông tin hàng không
(nếu có);
- Kèm theo đơn đề nghị này có các
văn bản, tài liệu:...............................................................
Chúng tôi (tôi) cam kết thực hiện
đúng các quy định của phép bay, các quy định về bay, quản lý điều hành bay
trong vùng trời Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan./.
|
(Địa
danh), ngày… tháng… năm…
Tổ chức (cá nhân) đề nghị cấp phép bay
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 2/TLKTPTB
(Ban hành kèm theo Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 03 năm
2008 của Chính phủ)
TÀI LIỆU KỸ THUẬT CỦA PHƯƠNG TIỆN BAY
Tổ chức, cá nhân khi gửi Đơn đề nghị
cấp phép bay phải gửi kèm theo những tài liệu kỹ thuật của phương tiện bay như
sau:
1. Ảnh chụp kiểu loại tàu bay hoặc
phương tiện bay có kích thước tối thiểu 24cm x 18cm;
2. Bản thuyết minh kỹ thuật hàng
không, gồm có:
- Kiểu loại, tên gọi phương tiện;
- Nơi, (đơn vị, công ty) sản xuất,
năm sản xuất; giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, chế tạo (nếu có);
- Các đặc điểm thiết kế, nhận dạng;
- Thuyết minh tính năng kỹ thuật
hàng không: kích thước (chiều dài, chiều rộng, chiều cao), trọng lượng, độ cao
bay tối đa, tốc độ bay, cự ly hoặc bán kính hoạt động, nguồn năng lượng sử dụng
và công suất động cơ, phương pháp điều khiển và kiểm soát bay, thời gian hoạt động
trên không;
- Khả năng mang, treo (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống bảo đảm
thông tin, dẫn đường, định vị (nếu có);
- Các thông tin về tính năng kỹ thuật,
trang bị khác./.