Vụ trưởng Vụ kiểm sát Thi hành án có mối quan hệ như thế nào với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao?
Vụ trưởng Vụ kiểm sát Thi hành án do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế về chức trách, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và quan hệ lề lối làm việc của Vụ kiểm sát Thi hành án Ban hành kèm theo Quyết định 46/2004/QC-KSTHA quy định như sau:
Vụ trưởng.
Vụ trưởng là kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Tối cao được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao bổ nhiệm là thủ trưởng của đơn vị, chịu sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, có nhiệm vụ quản lý hành chính và chỉ đạo nghiệp vụ đối với mọi hoạt động của đơn vị chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.
...
Theo đó, Vụ trưởng Vụ kiểm sát Thi hành án là kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Tối cao được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao bổ nhiệm.
Vụ trưởng Vụ kiểm sát Thi hành án là thủ trưởng của đơn vị, chịu sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, có nhiệm vụ quản lý hành chính và chỉ đạo nghiệp vụ đối với mọi hoạt động của đơn vị chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.
Vụ kiểm sát Thi hành án (Hình từ Internet)
Vụ trưởng Vụ kiểm sát Thi hành án có quyền quyết định việc rút hồ sơ thi hành án để giải quyết việc khiếu nại tố cáo không?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế về chức trách, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và quan hệ lề lối làm việc của Vụ kiểm sát Thi hành án Ban hành kèm theo Quyết định 46/2004/QC-KSTHA quy định:
Vụ trưởng.
...
Vụ trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Quản lý tình hình và hoạt động thi hành án trong toàn ngành, tham mưu giúp Viện trưởng chỉ đạo nghiệp vụ kiểm sát thi hành án. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác kiểm sát thi hành án theo chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức kiểm tra hướng dẫn nghiệp vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm sát thi hành án trong toàn ngành.
- Sơ kết, tổng kết công tác nghiệp vụ. Tham gia xây dựng pháp luật, xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật trong công tác thi hành án và kiểm sát thi hành án.
- Chủ trì thảo luận, kết luận những vụ việc thuộc trách nhiệm của Vụ, đề xuất báo cáo lãnh đạo Viện quyết định.
- Ký quyết định trực tiếp kiểm sát và các văn bản pháp lý nghiệp vụ
- Ra quyết định hoặc yêu cầu huỷ, sửa, thay đổi, rút văn bản pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới, của kiểm sát viên thuộc quyền không phù hợp pháp luật
- Quyết định việc rút hồ sơ thi hành án để giải quyết việc khiếu nại tố cáo. Đề xuất của kiểm sát viên hoặc yêu cầu của Vụ trưởng về việc rút hồ sơ thi hành án phải được thể hiện bằng văn bản lưu hồ sơ.
- Đề xuất kháng nghị các quyết định và hành vi về thi hành án có vi phạm pháp luật; khởi tố vụ án hình sự, dân sự và các loại án khác theo quy định của pháp luật; nếu được Lãnh đạo Viện giao, ký văn bản với tư cách kiểm sát viên thừa uỷ quyền Viện Trưởng.
- Đề xuất kiến nghị với Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Chính phủ, các cơ quan tổ chức hữu quan khắc phục những sơ hở trong quản lý Nhà nước có liên quan hoạt động tư pháp thuộc lĩnh vực thi hành án.
- Phối hợp với Vụ tổ chức cán bộ xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ của Vụ và của địa phương, trình lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân Tối cao quyết định. Bố trí, sử dụng các Kiểm sát viên, cán bộ trong Vụ, thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp quản lý của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.
- Tổ chức chỉ đạo quản lý công tác hành chính tư pháp và hành chính quản trị của Vụ, phối hợp với Chi uỷ, Công đoàn Vụ thực hiện các phong trào thi đua, chăm lo đời sống cán bộ viên chức trong Vụ.
Vụ trưởng Vụ kiểm sát Thi hành án có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trên.
Trong đó, Vụ trưởng Vụ kiểm sát Thi hành án có quyền quyết định việc rút hồ sơ thi hành án để giải quyết việc khiếu nại tố cáo. Đề xuất của kiểm sát viên hoặc yêu cầu của Vụ trưởng về việc rút hồ sơ thi hành án phải được thể hiện bằng văn bản lưu hồ sơ.
Vụ trưởng Vụ kiểm sát Thi hành án có mối quan hệ như thế nào với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế về chức trách, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và quan hệ lề lối làm việc của Vụ kiểm sát Thi hành án Ban hành kèm theo Quyết định 46/2004/QC-KSTHA quy định:
Quan hệ giữa Vụ trưởng với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.
Vụ trưởng có trách nhiệm báo cáo và xin ý kiến về công tác nghiệp vụ kiểm sát thi hành án và các công tác khác của đơn vị, chấp hành nghiêm chỉnh ý kiến của Phó Viện trưởng phụ trách. Dự thảo văn bản trình lãnh đạo Viện giải quyết các việc thuộc trách nhiệm lãnh đạo Viện. Ký các văn bản được lãnh đạo uỷ quyền.
Theo quyết định của Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, một số vấn đề quan trọng của Vụ Kiểm sát Thi hành án sẽ được trình lên xin ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao hoặc Uỷ ban Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.
Những loại việc thuộc thẩm quyền của Vụ phải giải quyết theo quy định tại Điều 3 quy chế này thì Vụ phải tự chịu trách nhiệm, thực hiện tốt việc được giao và báo cáo lãnh đạo Viện về kết qủa thực hiện công tác đó.
Theo quy định trên, Vụ trưởng Vụ kiểm sát Thi hành án có trách nhiệm báo cáo và xin ý kiến về công tác nghiệp vụ kiểm sát thi hành án và các công tác khác của đơn vị, chấp hành nghiêm chỉnh ý kiến của Phó Viện trưởng phụ trách. Dự thảo văn bản trình lãnh đạo Viện giải quyết các việc thuộc trách nhiệm lãnh đạo Viện. Ký các văn bản được lãnh đạo uỷ quyền.
Theo quyết định của Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, một số vấn đề quan trọng của Vụ Kiểm sát Thi hành án sẽ được trình lên xin ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao hoặc Uỷ ban Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.
Những loại việc thuộc thẩm quyền của Vụ phải giải quyết theo quy định tại Điều 3 quy chế này thì Vụ phải tự chịu trách nhiệm, thực hiện tốt việc được giao và báo cáo lãnh đạo Viện về kết quả thực hiện công tác đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?
- Khi nào khởi tố vụ án hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?
- Hoạt động thuê ngoài là gì? Quản lý hoạt động thuê ngoài của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các hoạt động nào?
- Kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Kiểm toán viên không được kiểm toán đối với các bộ phận?
- Quy trình số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế bao gồm các bước nào?