Vụ Nội chính thuộc Văn phòng chính phủ thực hiện những chức năng gì? Nguyên tắc để thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho Vụ Nội chính thuộc Văn phòng Chính phủ là gì?
Vụ Nội chính thuộc Văn phòng Chính phủ thực hiện những chức năng gì?
Vụ Nội chính thuộc Văn phòng Chính phủ thực hiện những chức năng theo quy định tại Điều 12 Quyết định 696/QĐ-VPCP năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 01/12/2023) như sau:
- Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực:
+ Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tội phạm, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
+ Biên giới, công tác Biển Đông - Hải đảo;
+ Tìm kiếm cứu nạn; cơ yếu; địa giới đơn vị hành chính; tín ngưỡng, tôn giáo; nhân quyền, đặc xá; thi hành án hình sự;
+ Công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh;
+ Công tác phối hợp hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trước đây, căn cứ Điều 12 Quyết định 1215/QĐ-VPCP năm 2016 (Hết hiệu lực từ ngày 01/12/2023) quy định về chức năng của Vụ Nội chính thuộc Văn phòng chính phủ như sau:
Vụ Nội chính
Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tội phạm; biên giới, công tác Biển Đông - Hải đảo; tìm kiếm cứu nạn; cơ yếu; địa giới hành chính; tôn giáo; nhân quyền, đặc xá; công nghiệp quốc phòng; công tác phối hợp hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, Vụ Nội chính thuộc Văn phòng chính phủ có chức năng chính là tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực:
- Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội;
- Phòng, chống tội phạm;
- Biên giới, công tác Biển Đông - Hải đảo;
- Tìm kiếm cứu nạn;
- Cơ yếu;
- Địa giới hành chính;
- Tôn giáo;
- Nhân quyền, đặc xá;
- Công nghiệp quốc phòng;
- Công tác phối hợp hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Vụ Nội chính thuộc Văn phòng chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc theo dõi hoạt động của các bộ khác?
Vụ Nội chính thuộc Văn phòng chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn trong việc theo dõi hoạt động của các bộ khác theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Quyết định 696/QĐ-VPCP năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 01/12/2023) như sau:
- Theo dõi, tổng hợp tình hình công tác của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ (đối với lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; địa giới đơn vị hành chính), Bộ Ngoại giao (đối với lĩnh vực biên giới).
Trước đây, tại Điều 12 Quyết định 1215/QĐ-VPCP năm 2016 (Hết hiệu lực từ ngày 01/12/2023) quy định về quyền hạn và chức năng của Vụ Nội chính thuộc Văn phòng Chính phủ như sau:
Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 3 Quyết định này, Vụ Nội chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, công việc thường xuyên khác về các lĩnh vực: quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm; phòng cháy, chữa cháy; đặc xá, thi hành án hình sự; tôn giáo, nhân quyền, cơ yếu, địa giới hành chính, biên giới, phân giới, cắm mốc trên đất liền (bao gồm cả kè sông, suối biên giới quốc gia); phân định vùng biển, đảo; chủ quyền biển đảo, phòng chống xung đột an ninh trên biển; tìm kiếm cứu nạn; công tác bảo vệ bí mật nhà nước; mua sắm, sản xuất, xuất nhập khẩu vũ khí, trang bị; giáo dục quốc phòng; công nghiệp quốc phòng; chương trình Biển Đông - Hải đảo; công tác bảo đảm cho quốc phòng, an ninh theo các dự án, chương trình, mục tiêu.
2. Đàm phán, ký kết, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm đình chỉ và theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện các hiệp định, điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm, tôn giáo (bao gồm cả biên giới lãnh thổ, tương trợ tư pháp hình sự, dẫn độ và chuyển giao phạm nhân).
3. Chủ trì theo dõi công tác phối hợp hoạt động giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Theo dõi, tổng hợp tình hình công tác của Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Nội vụ (đối với lĩnh vực tôn giáo), Bộ Ngoại giao (đối với lĩnh vực biên giới); theo dõi công tác của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Theo đó, Vụ Nội chính thuộc Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình công tác của các bộ sau:
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Công an;
- Bộ Nội vụ (đối với lĩnh vực tôn giáo), Bộ Ngoại giao (đối với lĩnh vực biên giới);
- Theo dõi công tác của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Nguyên tắc để thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho Vụ Nội chính thuộc Văn phòng Chính phủ là gì?
Nguyên tắc để thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho Vụ Nội chính thuộc Văn phòng Chính phủ được quy định tại Điều 2 Quyết định 696/QĐ-VPCP năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 01/12/2023) như sau:
- Bảo đảm thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Chính phủ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị, bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp, bỏ sót nhiệm vụ. Bảo đảm sự thống nhất, thông suốt, liên tục, chuyên nghiệp, hiện đại trong tổ chức và hoạt động của Văn phòng Chính phủ.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng đơn vị trong phối hợp, xử lý công việc. Một lĩnh vực công tác chỉ giao cho một đơn vị làm đầu mối chủ trì, xử lý; các đơn vị theo ngành, lĩnh vực, địa bàn được phân công có trách nhiệm phối hợp, tham gia ý kiến để xử lý công việc.
- Trường hợp đơn vị được phân giao văn bản, nếu không thuộc chức năng, nhiệm vụ chủ trì xử lý thì phải chuyển lại Vụ Hành chính để phân giao lại văn bản cho đơn vị khác chủ trì xử lý.
- Trường hợp văn bản cần xử lý liên quan đến chức năng, nhiệm vụ từ hai đơn vị trở lên, Trưởng đơn vị được phân giao văn bản xử lý theo ngành, lĩnh vực làm đầu mối ký trình, các đơn vị khác có trách nhiệm phối hợp, tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm đối với các nội dung về lĩnh vực chuyên môn của mình.
Trường hợp có ý kiến khác nhau về đơn vị chủ trì xử lý thì Trưởng các đơn vị có trách nhiệm chủ động trao đổi trực tiếp để thống nhất đơn vị chủ trì xử lý; nếu không thống nhất được thì Trưởng đơn vị được phân giao văn bản báo cáo Phó Chủ nhiệm phụ trách lĩnh vực để trao đổi thống nhất, quyết định phân công đơn vị chủ trì xử lý.
Trường hợp giữa các Phó Chủ nhiệm có ý kiến khác nhau về đơn vị chủ trì thì các Phó Chủ nhiệm phải chủ động trao đổi thống nhất đơn vị chủ trì xử lý hoặc đồng chủ trì họp để xử lý công việc kịp thời.
Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định phân công một đơn vị chủ trì xử lý và một Phó Chủ nhiệm chỉ đạo.
- Các Phó Chủ nhiệm, các đơn vị thực hiện các công việc theo sự phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
- Giải quyết công việc theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ, Quy chế làm việc của Văn phòng Chính phủ và các quy chế, quy định có liên quan.
Trước đây, theo Điều 2 Quyết định 1215/QĐ-VPCP năm 2016 (Hết hiệu lực từ ngày 01/12/2023) quy định về nguyên tắc để thực hiện phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Bảo đảm thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Chính phủ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) giao và theo quy định của pháp luật.
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị, bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp, bỏ sót nhiệm vụ.
+ Bảo đảm sự thống nhất, thông suốt, liên tục, chuyên nghiệp, hiện đại trong tổ chức và hoạt động của Văn phòng Chính phủ.
+ Kế thừa sự phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị đã thực hiện có hiệu quả và hợp lý.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu đơn vị trong phối hợp, xử lý công việc. Một lĩnh vực công tác chỉ giao cho một đơn vị làm đầu mối chủ trì, xử lý.
- Trường hợp văn bản cần xử lý liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều đơn vị thì giao một đơn vị liên quan đến công việc chuyên môn nhiều nhất làm đầu mối tổng hợp, trình;
+ Các đơn vị khác có trách nhiệm phối hợp, tham gia ý kiến về lĩnh vực chuyên môn của mình; đơn vị chủ trì có trách nhiệm tổng hợp trung thực, đầy đủ ý kiến của các đơn vị.
- Trong trường hợp có ý kiến khác nhau về phân giao văn bản đến giữa các đơn vị, Trưởng các đơn vị có trách nhiệm trực tiếp trao đổi với nhau để thống nhất đơn vị chủ trì xử lý. z
+ Nếu không thống nhất được thì đơn vị đang được phân giao văn bản báo cáo Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ xem xét, quyết định.
+ Đơn vị được phân giao văn bản, nếu không thuộc trách nhiệm chủ trì xử lý của đơn vị mình thì phải chuyển lại Vụ Hành chính để phân giao lại văn bản cho đơn vị khác phù hợp.
- Giải quyết công việc theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ, Quy chế làm việc của Văn phòng Chính phủ và các quy chế, quy định có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?
- Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất cho cá nhân đảng viên như thế nào? Tải ở đâu? Thủ tục cấp lại thẻ đảng viên bị mất?
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?