Vụ Kinh tế số và Xã hội số là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Cơ cấu tổ chức của Vụ Kinh tế số và Xã hội số bao gồm những ai?
Vụ Kinh tế số và Xã hội số là tổ chức trực thuộc cơ quan nào?
Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 2118/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Kinh tế số và Xã hội số là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng về phát triển kinh tế số, xã hội số; quản lý nhà nước về giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Vụ Kinh tế số và Xã hội số là tổ chức trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Vụ Kinh tế số và Xã hội số thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng về phát triển kinh tế số, xã hội số; quản lý nhà nước về giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Vụ Kinh tế số và Xã hội số bao gồm những ai?
Theo Điều 3 Quyết định 2118/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
Vụ Kinh tế số và Xã hội số có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng và công chức chuyên môn trực tiếp giúp việc.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của Vụ được phân công, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức trong Vụ do Vụ trưởng quy định.
Biên chế công chức của Vụ Kinh tế số và Xã hội số do Bộ trưởng quyết định trong tổng số biên chế công chức của Bộ được giao.
Căn cứ quy định trên thì cơ cấu tổ chức của Vụ Kinh tế số và Xã hội số bao gồm:
- Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của Vụ được phân công, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Công chức chuyên môn trực tiếp giúp việc.
Vụ Kinh tế số và Xã hội số có các nhiệm vụ, quyền hạn gì về quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số?
Theo khoản 3, khoản 4 Điều 2 Quyết định 2118/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định Vụ Kinh tế số và Xã hội số có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây về quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số, cụ thể:
(1) Về quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế số:
- Tham mưu quản lý và phát triển kinh tế số nền tảng, giao dịch điện tử; thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng;
- Hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp; xây dựng các tài liệu đào tạo, hướng dẫn chuyển đổi số; triển khai các khóa đào tạo, tập huấn về kỹ năng số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp;
- Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp trên cả nước;
- Phối hợp hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực, địa phương theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu thực hiện các hoạt động hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường kinh tế số;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) xây dựng, cập nhật các chỉ số, chỉ tiêu thống kê, đo lường phát triển kinh tế số của quốc gia; hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương xây dựng, tổ chức thu thập các chỉ số, chỉ tiêu thống kê, đo lường phát triển kinh tế số của bộ, ngành, địa phương.
(2) Về quản lý và thúc đẩy phát triển xã hội số:
- Tham mưu xây dựng các chỉ số, chỉ tiêu thống kê, đo lường phát triển xã hội số của quốc gia; phối hợp và hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương xây dựng, tổ chức thu thập các chỉ số, chỉ tiêu thống kê, đo lường phát triển xã hội số của bộ, ngành, địa phương;
- Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công dân số; hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động, chương trình nâng cao nhận thức số, phổ biến kiến thức số, đào tạo kỹ năng số cho người dân; hỗ trợ, thúc đẩy hình thành hệ sinh thái các nền tảng số, dịch vụ số phục vụ phát triển xã hội số;
- Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy văn hóa số; nâng cao mức độ sử dụng các dịch vụ số của người dân; thúc đẩy các hoạt động, giải pháp nâng cao nhận thức về tuân thủ các quy tắc ứng xử trên môi trường số trong xã hội và cộng đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?