Vụ án hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi có xét xử kín được không? Nếu có thì quyết định của bản án có phải công khai?
Vụ án hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi có xét xử kín được không?
Theo Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng.
Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
Như vậy, theo quy định nếu trong trường hợp đặc biệt là để bảo vệ người dưới 18 tuổi cụ thể là trong vụ án hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi thì Tòa án nhân dân vẫn có thể xét xử kín.
Xét xử kín vụ án hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi thì quyết định của bản án có phải công khai không?
Theo khoản 2 Điều 31 Hiến pháp 2013 quy định như sau::
Điều 31.
1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.
3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.
Căn cứ trên quy định người bị buộc tội phải được Tòa án nhân dân xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.
Bên cạnh đó, theo Điều 327 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về tuyên án như sau:
Tuyên án
Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
Như vậy, trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai, tuy nhiên, chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
Vụ án hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi có xét xử kín được không? Nếu có thì quyết định của bản án có phải công khai? (Hình từ Internet)
Khung hình phạt đối với tội hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi được quy định như thế nào?
Theo Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định các khung hình phạt đối với tội hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi như sau:
Khung 01: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
- Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
Khung 02: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- Có tính chất loạn luân;
- Làm nạn nhân có thai;
- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 03: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Có tổ chức;
- Nhiều người hiếp một người;
- Đối với người dưới 10 tuổi;
- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
- Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?