Vốn thực hiện chương trình dự án tài chính vi mô gồm những loại vốn nào? Được huy động dưới hình thức nào?
- Vốn thực hiện chương trình dự án tài chính vi mô gồm những loại vốn nào? Được huy động dưới hình thức nào?
- Quy định về quản lý và sử dụng vốn, tài sản của chương trình dự án tài chính vi mô như thế nào?
- Ai chủ trì việc giám sát thực hiện việc thực hiện chế độ tài chính của chương trình dự án tài chính vi mô?
Vốn thực hiện chương trình dự án tài chính vi mô gồm những loại vốn nào? Được huy động dưới hình thức nào?
Theo khoản 1, khoản 3 Điều 3 Thông tư 37/2019/TT-BTC quy định về vốn của chương trình dự án tài chính vi mô như sau:
Vốn của chương trình, dự án TCVM
1. Vốn của chương trình, dự án TCVM
a) Vốn thực hiện chương trình, dự án TCVM bao gồm:
- Vốn do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ giao, cấp cho chương trình, dự án TCVM;
- Vốn góp của các tổ chức, cá nhân (nếu có);
- Vốn viện trợ, tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân.
b) Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nước hoặc trường hợp đánh giá khác theo quy định của pháp luật.
c) Quỹ được giao để chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án TCVM và các quỹ trích lập theo quy định.
d) Lợi nhuận để lại lũy kế; lỗ lũy kế chưa xử lý (nếu có).
đ) Vốn khác thuộc sở hữu hợp pháp của chương trình, dự án TCVM theo quy định của pháp luật.
2. Vốn huy động dưới các hình thức
a) Nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tiết kiệm tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô theo quy định của chương trình, dự án TCVM. Tổng mức tiền gửi tiết kiệm tự nguyện không vượt quá 30% tổng vốn được cấp của chương trình, dự án TCVM.
b) Vốn nhận uỷ thác cho vay vốn của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
c) Vốn vay của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
d) Tiếp nhận vốn tài trợ, viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
3. Vốn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, vốn thực hiện chương trình dự án tài chính vi mô bao gồm:
- Vốn do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ giao, cấp cho chương trình, dự án tài chính vi mô;
- Vốn góp của các tổ chức, cá nhân (nếu có);
- Vốn viện trợ, tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân.
Vốn huy động được thực hiện dưới các hình thức sau đây:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tiết kiệm tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô theo quy định của chương trình, dự án tài chính vi mô. Tổng mức tiền gửi tiết kiệm tự nguyện không vượt quá 30% tổng vốn được cấp của chương trình, dự án tài chính vi mô.
- Vốn nhận uỷ thác cho vay vốn của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Vốn vay của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận vốn tài trợ, viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Vốn thực hiện chương trình dự án tài chính vi mô gồm những loại vốn nào? Được huy động dưới hình thức nào? (Hình từ Internet)
Quy định về quản lý và sử dụng vốn, tài sản của chương trình dự án tài chính vi mô như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 37/2019/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng vốn, tài sản của chương trình dự án tài chính vi mô như sau:
Quản lý và sử dụng vốn, tài sản của chương trình, dự án TCVM
1. Chương trình, dự án TCVM có trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn, tài sản của chương trình, dự án TCVM theo quy định của pháp luật và một số hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này.
2. Theo dõi, hạch toán độc lập đối với vốn, tài sản khác của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ.
3. Chương trình, dự án TCVM thực hiện hạch toán theo quy định của Bộ Tài chính; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; quy định rõ trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân trong trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn của chương trình, dự án TCVM.
4. Đối với những tài sản đi thuê,chương trình, dự án TCVM có trách nhiệm quản lý, bảo quản hoặc sử dụng theo thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Việc trích lập và sử dụng dự phòng đối với các khoản cho vay:chương trình, dự án TCVM thực hiện theo quy định đối với tổ chức tài chính vi mô.
Từ quy định nêu trên, chương trình dự án tài chính vi mô có trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn, tài sản của chương trình, dự án tài chính vi mô theo quy định của pháp luật và một số hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 37/2019/TT-BTC.
Chương trình dự án tài chính vi mô thực hiện hạch toán theo quy định của Bộ Tài chính, đối với những tài sản đi thuê,chương trình dự án tài chính vi mô có trách nhiệm quản lý, bảo quản hoặc sử dụng theo thoả thuận phù hợp.
Ai chủ trì việc giám sát thực hiện việc thực hiện chế độ tài chính của chương trình dự án tài chính vi mô?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 37/2019/TT-BTC quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan quản lý và chương trình, dự án TCVM
1. Bộ Tài chính ban hành và giải đáp các vướng mắc về chế độ tài chính, hạch toán kế toán, báo cáo tài chính cho chương trình, dự án TCVM.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì giám sát thực hiện việc thực hiện chế độ tài chính của chương trình, dự án TCVM; định kỳ hằng năm gửi báo cáo thông báo cho Bộ Tài chính về tình hình tài chính của chương trình, dự án TCVM và các vi phạm về chế độ tài chính của chương trình, dự án TCVM được phát hiện trong quá trình kiểm tra, thanh tra, giám sát (nếu có). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
3. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ
a) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ có chương trình, dự án TCVM thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 20 Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg.
b) Thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 14 Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg và quy định của pháp luật có liên quan, chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo này.
4. Chương trình, dự án TCVM
a) Thực hiện chế độ tài chính theo quy định của Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg; các nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính khác có liên quan.
b) Thực hiện chế độ báo cáo và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác của số liệu báo cáo theo quy định tại Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì giám sát thực hiện việc thực hiện chế độ tài chính của chương trình, dự án tài chính vi mô.
Định kỳ hằng năm gửi báo cáo thông báo cho Bộ Tài chính về tình hình tài chính của chương trình, dự án tài chính vi mô và các vi phạm về chế độ tài chính của chương trình, dự án tài chính vi mô được phát hiện trong quá trình kiểm tra, thanh tra, giám sát (nếu có). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào? Nội dung chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng?
- Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì? Việc thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân quy định thế nào?
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?
- Chính sách nghỉ thôi việc với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ?
- Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan? Thời lượng môn triết học Mác Lênin thế nào?