Vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong những lĩnh vực nào?
- Việc đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đảm bảo những yêu cầu gì?
- Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có bao gồm khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm không?
- Vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong những lĩnh vực nào?
Việc đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 21/2023/NĐ-CP về đầu tư tài chính như sau:
Đầu tư tài chính
1. Việc đầu tư vốn thành lập, quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 36 Nghị định này; đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều này của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm vi mô.
...
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thành lập và hoạt động tại Việt Nam là một trong những tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 21/2023/NĐ-CP.
Theo đó, việc đầu tư vốn thành lập, quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 36 Nghị định 21/2023/NĐ-CP và đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm vi mô.
Vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô (Hình từ Internet)
Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có bao gồm khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 21/2023/NĐ-CP về đầu tư tài chính như sau:
Đầu tư tài chính
...
2. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ
a) Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải duy trì khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi dưới dạng tiền gửi từ 01 năm trở xuống tại các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam (trừ những ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt);
b) Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ quy định tại điểm a khoản này.
...
Theo quy định trên, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải duy trì khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi dưới dạng tiền gửi từ 01 năm trở xuống tại các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam (trừ những ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt);
Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ quy định tại điểm a khoản này.
Vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong những lĩnh vực nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 21/2023/NĐ-CP về đầu tư tài chính như sau:
Đầu tư tài chính
...
3. Vốn thành lập, quỹ dự trữ bắt buộc và vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
a) Mua trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dưới 05 năm;
b) Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam (trừ những ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt).
4. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải ban hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế, quy trình đầu tư.
Như vậy, vốn thành lập, quỹ dự trữ bắt buộc và vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
- Mua trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dưới 05 năm;
- Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam (trừ những ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt).
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải ban hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế, quy trình đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?