Vốn khả dụng và tỷ lệ vốn khả dụng của công ty chứng khoán là gì? Vốn khả dụng của công ty chứng khoán được xác định thế nào?
Vốn khả dụng và tỷ lệ vốn khả dụng của công ty chứng khoán là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 91/2020/TT-BTC có quy định về vốn khả dụng và tỷ lệ vốn khả dụng được hiểu như sau:
- Vốn khả dụng là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng chín mươi (90) ngày.
- Tỷ lệ vốn khả dụng là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị vốn khả dụng và tổng giá trị rủi ro.
Vốn khả dụng và tỷ lệ vốn khả dụng của công ty chứng khoán là gì? (Hình từ Internet)
Vốn khả dụng của công ty chứng khoán được xác định thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 91/2020/TT-BTC thì vốn khả dụng của công ty chứng khoán xác định theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 91/2020/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Vốn góp của chủ sở hữu, không bao gồm vốn cổ phần ưu đãi hoàn lại (nếu có);
- Thặng dư vốn cổ phần không bao gồm vốn cổ phần ưu đãi hoàn lại (nếu có);
- Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu - Cấu phần vốn (đối với công ty chứng khoán có phát hành trái phiếu chuyển đổi);
- Vốn khác của chủ sở hữu;
- Chênh lệch đánh giá tài sản theo giá trị hợp lý;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái;
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
- Quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ;
- Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được trích lập phù hợp với quy định của pháp luật;
- Lợi nhuận chưa phân phối;
- Số dư dự phòng suy giảm giá trị tài sản;
- Năm mươi phần trăm (50%) phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo quy định của pháp luật (trong trường hợp định giá tăng), hoặc trừ đi toàn bộ phần giá trị giảm đi (trong trường hợp định giá giảm);
- Các khoản giảm trừ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 91/2020/TT-BTC;
- Các khoản tăng thêm theo quy định tại Điều 7 Thông tư 91/2020/TT-BTC;
- Vốn khác (nếu có).
Công ty chứng khoán thực hiện chế độ báo cáo về tỷ lệ vốn khả dụng thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 91/2020/TT-BTC có quy định về chế độ báo cáo của các tổ chức kinh doanh chứng khoán bao gồm cả công ty chứng khoán thực hiện định kỳ và bất thường như sau:
Chế độ báo cáo về tỷ lệ vốn khả dụng
1. Chế độ báo cáo định kỳ
a) Định kỳ hàng tháng, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày kết thúc tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải được gửi bằng tệp thông tin điện tử thực hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc tháng.
b) Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng thời công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức kinh doanh chứng khoán báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12 theo mẫu quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này sau khi đã được soát xét, kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Các báo cáo này phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu và công bố cùng với thời điểm công bố thông tin báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét, báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán.
2. Chế độ báo cáo bất thường
a) Kể từ khi tỷ lệ vốn khả dụng xuống dưới 180%, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tỷ lệ vốn khả dụng theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này một (01) tháng hai (02) lần (dữ liệu tại ngày 15 và 30 hàng tháng). Báo cáo phải được gửi bằng tệp thông tin điện tử thực hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu trong vòng ba (03) ngày làm việc sau ngày 15 và 30 hàng tháng.
b) Kể từ khi tỷ lệ vốn khả dụng xuống dưới 150%, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tỷ lệ vốn khả dụng một (01) tuần một (01) lần theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải được gửi bằng tệp thông tin điện tử thực hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu trước 16 giờ ngày thứ sáu hàng tuần.
c) Kể từ khi tỷ lệ vốn khả dụng giảm xuống dưới 120%, tổ chức kinh doanh chứng khoán hàng ngày phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tỷ lệ vốn khả dụng theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải được gửi bằng tệp thông tin điện tử thực hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu trước 16 giờ hàng ngày.
3. Tổ chức kinh doanh chứng khoán được thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại khoản 1 Điều này khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 180% của các kỳ báo cáo trong ba (03) tháng liên tục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ chi phí đầu tư theo Nghị định 182? Nguyên tắc áp dụng chính sách hỗ trợ đầu tư là gì?
- Tên gọi mới dự kiến sau khi hợp nhất Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ là gì theo Công văn 24?
- Sắp xếp tinh gọn bộ máy: CBCCVC không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý được bố trí như thế nào?