Vốn do Tổng công ty Viễn thông MobiFone đầu tư ở doanh nghiệp khác theo quy định bao gồm các loại vốn nào?
- Vốn do Tổng công ty Viễn thông MobiFone đầu tư ở doanh nghiệp khác bao gồm các loại vốn nào?
- Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty Viễn thông MobiFone trong quản lý vốn Nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác do ai thực hiện?
- Tổng công ty Viễn thông MobiFone có phải chịu rủi ro từ phần vốn góp ở doanh nghiệp khác không?
Vốn do Tổng công ty Viễn thông MobiFone đầu tư ở doanh nghiệp khác bao gồm các loại vốn nào?
Căn cứ Điều 49 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone ban hành kèm theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định về vốn do MobiFone đầu tư ở doanh nghiệp khác như sau:
Vốn do MobiFone đầu tư ở doanh nghiệp khác
Vốn do MobiFone đầu tư ở doanh nghiệp khác là các loại vốn dưới đây:
1. Vốn bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, giá trị tài sản hữu hình hoặc vô hình thuộc sở hữu của MobiFone được MobiFone đầu tư hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác.
2. Vốn do đại diện chủ sở hữu đầu tư, góp vào doanh nghiệp khác giao cho MobiFone quản lý.
3. Giá trị cổ phần hoặc vốn nhà nước đầu tư tại các công ty nhà nước thuộc MobiFone đã cổ phần hóa, hoặc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
4. Vốn do MobiFone vay để đầu tư.
5. Lợi tức được chia do Nhà nước hoặc MobiFone đầu tư, góp vốn ở doanh nghiệp khác dùng để tái đầu tư vào doanh nghiệp đó.
6. Các loại vốn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì vốn do MobiFone đầu tư ở doanh nghiệp khác là các loại vốn dưới đây:
(1) Vốn bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, giá trị tài sản hữu hình hoặc vô hình thuộc sở hữu của MobiFone được MobiFone đầu tư hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác.
(2) Vốn do đại diện chủ sở hữu đầu tư, góp vào doanh nghiệp khác giao cho MobiFone quản lý.
(3) Giá trị cổ phần hoặc vốn nhà nước đầu tư tại các công ty nhà nước thuộc MobiFone đã cổ phần hóa, hoặc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
(4) Vốn do MobiFone vay để đầu tư.
(5) Lợi tức được chia do Nhà nước hoặc MobiFone đầu tư, góp vốn ở doanh nghiệp khác dùng để tái đầu tư vào doanh nghiệp đó.
(6) Các loại vốn khác theo quy định của pháp luật.
Vốn do Tổng công ty Viễn thông MobiFone đầu tư ở doanh nghiệp khác bao gồm các loại vốn nào? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty Viễn thông MobiFone trong quản lý vốn Nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác do ai thực hiện?
Căn cứ khoản 2 Điều 50 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone ban hành kèm theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của MobiFone trong việc quản lý vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác
1. Hội đồng thành viên MobiFone thực hiện các quyền, nghĩa vụ: của Chủ sở hữu đối với công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; của đồng sở hữu nắm cổ phần, vốn góp chi phối đối với các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; của đồng sở hữu không nắm cổ phần, vốn góp chi phối đối với các công ty liên kết phù hợp với quy định của pháp luật đối với các công ty đó.
2. Quyền và nghĩa vụ của MobiFone trong quản lý vốn Nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác do Hội đồng thành viên MobiFone thực hiện bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nội dung dưới đây:
a) Quyết định đầu tư, góp vốn; tăng, giảm vốn đầu tư, vốn góp theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ doanh nghiệp có vốn góp của MobiFone.
b) Quyết định:
- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên các công ty con do MobiFone nắm 100% vốn điều lệ; cử, thay đổi, bãi miễn Người đại diện theo ủy quyền, đại diện phần vốn góp của MobiFone; giới thiệu Người đại diện ứng cử vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, các công ty có cổ phần, vốn góp của MobiFone phù hợp với Điều lệ của công ty và pháp luật liên quan tại Việt Nam và ở nước ngoài.
...
Như vậy, theo quy định thì quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty Viễn thông MobiFone trong quản lý vốn Nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác do Hội đồng thành viên MobiFone thực hiện.
Tổng công ty Viễn thông MobiFone có phải chịu rủi ro từ phần vốn góp ở doanh nghiệp khác không?
Căn cứ khoản 2 Điều 50 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone ban hành kèm theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của MobiFone trong việc quản lý vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác
...
2. Quyền và nghĩa vụ của MobiFone trong quản lý vốn Nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác do Hội đồng thành viên MobiFone thực hiện bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nội dung dưới đây:
...
c) Giao nhiệm vụ và yêu cầu Người đại diện phần vốn góp của MobiFone tại các công ty có cổ phần, vốn góp của MobiFone:
- Định hướng công ty thực hiện mục tiêu do MobiFone giao và kế hoạch phối hợp kinh doanh của tổ hợp công ty mẹ - công ty con.
- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các nội dung khác về công ty có vốn góp của MobiFone.
- Báo cáo những vấn đề quan trọng của công ty có cổ phần, vốn góp của MobiFone để xin ý kiến chỉ đạo trước khi biểu quyết theo quy định tại khoản 4 Điều 53 Điều lệ này.
- Báo cáo việc sử dụng cổ phần, vốn góp, thị trường, bí quyết công nghệ để phục vụ định hướng phát triển và mục tiêu của MobiFone.
d) Giải quyết những kiến nghị của Người đại diện phần vốn góp của MobiFone ở doanh nghiệp khác.
đ) Thu lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp ở doanh nghiệp khác. Phần vốn thu về, kể cả lãi được chia do MobiFone quyết định sử dụng để phục vụ các mục tiêu kinh doanh của MobiFone. Trường hợp tổ chức lại MobiFone thì việc quản lý phần vốn góp này được thực hiện theo quy định của đại diện chủ sở hữu.
e) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn góp của MobiFone và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển phần vốn góp của MobiFone.
Như vậy, theo quy định thì Tổng công ty Viễn thông MobiFone được thu lợi tức và đồng thời phải chịu rủi ro từ phần vốn góp ở doanh nghiệp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?