Vốn điều lệ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là bao nhiêu? Tập đoàn Dệt May Việt Nam kinh doanh những ngành, nghề nào?
Vốn điều lệ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 118/2013/NĐ-CP về vốn điều lệ của VINATEX như sau:
Vốn điều lệ của VINATEX
Vốn điều lệ của VINATEX là 3.400.000.000.000 đồng (ba nghìn bốn trăm tỷ đồng).
Việc điều chỉnh vốn điều lệ của VINATEX thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, vốn điều lệ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là 3.400.000.000.000 đồng (ba nghìn bốn trăm tỷ đồng).
Vốn điều lệ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là bao nhiêu? Tập đoàn Dệt May Việt Nam kinh doanh những ngành, nghề nào? (Hình từ Internet)
Tập đoàn Dệt May Việt Nam kinh doanh những ngành, nghề nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 118/2013/NĐ-CP quy định về ngành, nghề kinh doanh như sau:
Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh
...
2. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang.
b) Ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng ngành dệt may thời trang;
- Đào tạo nghề, quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;
- Giám định, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may, giống bông; đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng dệt may, khu công nghiệp dệt may, xử lý môi trường, siêu thị; tư vấn, thiết kế, lập các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt may, môi trường;
- Đầu tư ra nước ngoài; làm đại diện cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực dệt may.
c) Các ngành, nghề kinh doanh do VINATEX đang đầu tư vốn kinh doanh không thuộc Điểm a, b Khoản 2 Điều này, VINATEX thực hiện việc nắm giữ vốn, thoái vốn theo nội dung và lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
d) Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, VINATEX có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận.
Theo đó, ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang.
Ngoài ra, Tập đoàn Dệt May Việt Nam còn kinh doanh những ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính được quy định cụ thể tại điểm b khoản 2 Điều 4 nêu trên.
Quyền đối với vốn và tài sản của Tập đoàn Dệt May Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 10 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 118/2013/NĐ-CP quy định về quyền đối với vốn và tài sản như sau:
Quyền đối với vốn và tài sản
1. Chiếm hữu, sử dụng vốn và tài sản của VINATEX để kinh doanh, đầu tư, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của VINATEX.
2. Định đoạt đối với vốn, tài sản của VINATEX theo quy định của pháp luật.
3. Quản lý và sử dụng các tài sản, nguồn lực được Nhà nước giao hoặc cho thuê là đất đai, tài nguyên theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên và thực hiện các nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao.
4. Nhà nước không điều chuyển vốn do Nhà nước đầu tư tại VINATEX và vốn, tài sản của VINATEX theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại VINATEX hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Như vậy, Tập đoàn Dệt May Việt Nam có quyền chiếm hữu, sử dụng vốn và tài sản của VINATEX để kinh doanh, đầu tư, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của VINATEX.
Đồng thời Tập đoàn Dệt May Việt Nam có quyền quản lý và sử dụng các tài sản, nguồn lực được Nhà nước giao hoặc cho thuê là đất đai, tài nguyên theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên và thực hiện các nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao.
Và Nhà nước không điều chuyển vốn do Nhà nước đầu tư tại VINATEX và vốn, tài sản của VINATEX theo phương thức không thanh toán (trừ trường hợp quyết định tổ chức lại VINATEX hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?