Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự có bị xử lý hình sự hay không? Chỉ huy bao che cho hành vi này bị xử lý ra sao?
- Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự có bị xử lý hình sự hay không?
- Chỉ huy mà bao che cho hành vi làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự của cấp dưới thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?
- Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật khi làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự như thế nào?
Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự có bị xử lý hình sự hay không?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định như sau:
"Điều 22. Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự
1. Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự, bí mật Nhà nước nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị kỷ luật từ cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc:
a) Đã được nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng thực hiện không nghiêm;
b) Trong khu vực có tình hình an ninh chính trị mất ổn định;
c) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
d) Đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ."
Như vậy, theo quy định trên thì nếu vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất tài liệu quân sự nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị kỷ luật từ cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm.
Bên cạnh đó, nếu vi phạm một trong các trường hợp nêu trên thì bị xử lý kỷ luật từ giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.
Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự có bị xử lý hình sự hay không?
Chỉ huy mà bao che cho hành vi làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự của cấp dưới thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định như sau:
"Điều 11. Vi phạm chế độ trách nhiệm của người chỉ huy
1. Người chỉ huy trực tiếp và trên một cấp do thiếu trách nhiệm trong quản lý, chỉ huy mà để quân nhân; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc quyền vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội đến mức bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm đến giáng chức, cách chức:
a) Biết hoặc phát hiện dấu hiệu cấp dưới thuộc quyền có hành vi vi phạm nhưng không có biện pháp kịp thời ngăn chặn;
b) Bao che cho hành vi vi phạm của cấp dưới.
3. Trường hợp người vi phạm đã chết, căn cứ vào kết quả điều tra, xác minh và tính chất vụ việc để xử lý trách nhiệm của người chỉ huy theo Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này."
Như vậy nếu chỉ huy mà có hành vi bao che cho hành vi làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự của cấp dưới thì bị xử lý kỷ luật kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm đến giáng chức, cách chức.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật khi làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định như sau:
"Điều 41. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
1. Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản, trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm.
2. Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, tập thể cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp phân tích, phê bình, tham gia ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật.
3. Người chỉ huy phải kiểm tra, xác minh trực tiếp hoặc ủy quyền cho cấp có thẩm quyền trực tiếp gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến. Nếu người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, để kết luận về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật đối với người vi phạm.
4. Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
5. Báo cáo cấp ủy Đảng cỏ thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).
6. Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp.
7. Tổ chức công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị."
Như vậy, trình tự và thủ tục xử lý kỷ luật khi làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 73 về khen thưởng mới nhất? Nghị định 73 về khen thưởng áp dụng đối với ai?
- Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Thời hạn gửi báo cáo tài chính hằng năm của ngân hàng mẹ?
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?