Vô tình gây cháy rừng thì có phải định giá rừng để bồi thường hay không? Công thức xác định giá trị bồi thường thiệt hại đối với rừng tự nhiên như thế nào?
Vô tình gây cháy rừng thì có phải định giá rừng để bồi thường hay không?
Theo quy định tại Điều 91 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định các trường hợp phải định giá rừng như sau:
"Điều 91. Trường hợp định giá rừng
1. Trường hợp Nhà nước giao rừng, tổ chức đấu giá quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng; tính giá trị rừng khi thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2. Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị vốn góp; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước.
3. Trường hợp xác định giá trị phải bồi thường khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với rừng; thiệt hại do thiên tai, cháy rừng và các thiệt hại khác đối với rừng; xác định giá trị rừng phục vụ giải quyết tranh chấp liên quan tới rừng.
4. Trường hợp xác định thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng.
5. Trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền."
Theo đó trường hợp làm cháy rừng không kể vô tình hay cố ý thì phải định giá rừng để bồi thường.
Bên cạnh đó thì định giá rừng sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 90 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
"Điều 90. Định giá rừng
1. Định giá rừng bao gồm các hoạt động nhằm xác định tổng giá trị kinh tế của rừng.
2. Nguyên tắc định giá rừng được quy định như sau:
a) Phù hợp với giá trị lâm sản và giá trị dịch vụ môi trường rừng đang giao dịch trên thị trường tại thời điểm định giá;
b) Phù hợp với từng loại rừng gắn với quy định về quyền sử dụng rừng, khả năng sinh lợi và thu nhập từ rừng;
c) Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và khoa học.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc sở hữu toàn dân.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định khung giá rừng trên địa bàn quản lý."
Vô tình gây cháy rừng thì có phải định giá rừng để bồi thường hay không? (Hình từ internet)
Cách xác định khung giá rừng như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn cách xác định khung giá rừng như sau:
"Điều 14. Cách xác định khung giá rừng
1. Khung giá rừng quy định giá tối thiểu và giá tối đa cho các loại rừng, làm căn cứ xây dựng bảng giá các loại rừng trên từng địa bàn cụ thể.
2. Giá tối thiểu và giá tối đa đối với rừng tự nhiên được xác định như sau:
a) Giá tối thiểu đối với rừng tự nhiên được xác định dựa trên giá cây đứng và giá quyền sử dụng rừng tối thiểu. Giá cây đứng tối thiểu được xác định dựa trên giá bán gỗ tròn tối thiểu của các nhóm gỗ do Nhà nước quy định trong tính thuế tài nguyên. Giá quyền sử dụng rừng tối thiểu được tính dựa trên thu nhập tối thiểu thu được từ khu rừng;
b) Giá tối đa đối với rừng tự nhiên được xác định dựa trên giá cây đứng và giá quyền sử dụng rừng tối đa. Giá cây đứng tối đa được xác định dựa trên giá bán gỗ tròn tối đa của các nhóm gỗ do Nhà nước quy định trong tính thuế tài nguyên (hoặc theo thị trường trong trường hợp cụ thể). Giá quyền sử dụng rừng tối đa được tính dựa trên thu nhập tối đa thu được từ khu rừng.
3. Giá tối thiểu và giá tối đa đối với rừng trồng được xác định như sau:
a) Giá tối thiểu đối với rừng trồng được xác định dựa trên tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng tối đa và thu nhập dự kiến tối thiểu từ khu rừng;
b) Giá tối đa đối với rừng trồng được xác định dựa trên tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng tối thiểu và thu nhập dự kiến tối đa từ khu rừng."
Như vậy sẽ căn cứ theo điều trên để xác định khung giá rừng.
Công thức định giá rừng để xác định giá trị bồi thường thiệt hại đối với rừng tự nhiên như thế nào?
Theo công thức tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định cụ thể như sau:
BTtn = Gtn x Dtn x Ktn
Trong đó:
Gtn là giá rừng tự nhiên được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;
BTtn là giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng tự nhiên;
Dtn là mức độ thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần mười cho 01 ha rừng tự nhiên;
Ktn là hệ số điều chỉnh thiệt hại về môi trường, chức năng sinh thái của rừng có giá trị bằng: 05 đối với rừng đặc dụng, 04 đối với rừng phòng hộ và 03 đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
Theo công thức này chỉ xác định thiệt hại đối với 1 ha, để tính tổng giá trị thiệt hại anh phải nhân lên với diện tích đó ạ.
Ngoài ra còn các khoản thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng:
- Giá rừng làm cơ sở tính thuế, phí và lệ phí liên quan được tính trên giá quyền sử dụng rừng;
- Xác định mức thuế, phí và lệ phí liên quan theo quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?