Vợ liệt sỹ có được tái giá không? Nếu được thì vợ liệt sỹ tái giá có được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng khi vẫn nuôi con liệt sỹ không?
Liệt sỹ hy sinh không để lại di chúc thì vợ liệt sỹ có được hưởng di sản thừa kế của chồng không?
Trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Theo quy định trên, trường hợp liệt sỹ hy sinh không để lại di chúc thì di sản của liệt sỹ sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Thứ tự hàng thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Đối chiếu quy định trên có thể thấy vợ liệt sỹ là một trong những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Do đó, khi liệt sỹ hy sinh không để lại di chúc thì vợ liệt sỹ được hưởng di sản thừa kế của chồng theo quy định.
Vợ liệt sỹ có được tái giá không? (Hình từ Internet)
Vợ liệt sỹ có được tái giá không?
Theo quy định tại Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì khi liệt sỹ hy sinh, quan hệ hôn nhân giữa liệt sỹ và vợ đương nhiên chấm dứt.
Thời điểm chấm dứt hôn nhân
Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.
Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
Do đó, vợ liệt sỹ hoàn toàn có thể tái giá (đăng ký kết hôn) khi đáp ứng đầy đủ những điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Vợ liệt sỹ tái giá có được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng khi vẫn nuôi con liệt sỹ không?
Việc vợ liệt sỹ tái giá có được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng khi vẫn nuôi con liệt sỹ không, theo quy định tại khoản 10 Điều 16 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 như sau:
Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sỹ
...
10. Vợ hoặc chồng liệt sỹ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sỹ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:
a) Trợ cấp tuất hằng tháng;
b) Bảo hiểm y tế.
...
Như vậy, trường hợp vợ liệt sỹ tái giá nhưng vẫn nuôi con liệt sỹ đến tuổi trưởng thành thì vợ liệt sỹ vẫn được hưởng chế độ trợ cấp tuất hằng tháng và bảo hiểm y tế theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng với người có tài sản đấu giá làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá thì có vi phạm pháp luật không?
- Đã có Thông tư 72 2024 quy định quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?
- Trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2020/NĐ-CP theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng ra sao?
- Người đang là công chức có thể là nhân viên đại lý thuế hay không? Nhân viên đại lý thuế phải tốt nghiệp đại học các chuyên ngành nào?
- Nội dung chi phí quản lý nhà là tài sản công không sử dụng để ở đối với tổ chức quản lý kinh doanh nhà là đơn vị sự nghiệp công lập?