Vợ kiểm tra điện thoại của chồng thì có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì mức xử phạt là bao nhiêu?
Vợ kiểm tra điện thoại của chồng thì có vi phạm pháp luật không?
Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, pháp luật đã khẳng định rõ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là quyền bất khả xâm phạm của mỗi công dân và được pháp luật bảo vệ.
Đối với câu hỏi của anh, trường hợp người vợ kiểm tra điện thoại của chồng và được chồng đồng ý thì đây không phải hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, nếu người vợ thực hiện hành vi này mà không có sự đồng ý của người chồng thì đây có thể xem là hành vi vi phạm pháp luật vì đã xâm phạm đến quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của người chồng.
Vợ kiểm tra điện thoại của chồng (Hình từ Internet)
Mức xử phạt đối với người vợ kiểm tra điện thoại của chồng là bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình như sau:
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, trường hợp người vợ kiểm tra điện thoại của chồng sau đó tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của chồng nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm người chồng thì người vợ này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời người vợ này còn bị buộc xin lỗi công khai khi người chồng có yêu cầu, và buộc thu hồi tư liệu, tài liệu nêu trên.
Vợ kiểm tra điện thoại của chồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác như sau:
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người vợ đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi kiểm tra điện thoại của chồng mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 159 nêu trên.
Tùy theo tính chất, mức độ phạm tội mà người vợ này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt được quy định tại Điều 159 nêu trên, với mức phạt cao nhất là 03 năm tù.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn cấp phát trang phục của chiến sĩ Dân quân tự vệ cơ động gồm những gì theo Nghị định 72?
- Hiệu trưởng có được bổ sung thêm thời gian nâng bậc lương trước thời hạn 3 tháng không? Tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn hiện nay?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái như thế nào?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu như thế nào?
- Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu hay, ý nghĩa? Đặc điểm môn Ngữ Văn là gì?