Vỡ đê là gì? Vỡ đê có hình thành lũ bất thường không? Tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi nào?
Vỡ đê là gì? Vỡ đê có hình thành lũ bất thường không?
>> Báo động lũ các cấp hiện nay tại miền Bắc và Hà Nội thế nào?
>> Khu vực ngập lụt tại Tuyên Quang khi lũ sông Lô lên cao?
Hiện nay, quy định pháp luật không có khái niệm giải thích cụ thể vỡ đê. Vậy, vỡ đê là gì?
Có thể hiểu vỡ đê là hiện tượng khi một con đê bị phá vỡ do áp lực của nước lớn, thường là do mưa lớn hoặc lũ lụt. Khi đê vỡ, nước sẽ tràn ra ngoài một cách đột ngột và không kiểm soát được, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho khu vực xung quanh
Lưu ý: Nội dung "Vỡ đê là gì?" trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Tại khoản 25 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
25. Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống, trong đó:
a) Lũ lịch sử là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được;
b) Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc;
c) Lũ bất thường là lũ xuất hiện trước hoặc sau mùa lũ quy định tại khoản 27 Điều này hoặc lũ được hình thành do mưa lớn xảy ra trong phạm vi nhỏ, hồ chứa xả nước, do vỡ đập, tràn đập, vỡ đê, tràn đê.
Theo đó, vỡ đê hình thành lũ bất thường theo quy định..
>> Mực nước sông Hồng hôm nay 11/9?
Vỡ đê là gì? Vỡ đê có hình thành lũ bất thường không? Tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi nào? (Hình từ internet)
Tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 14 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy đinh về ban hành tin cảnh báo ngập lụt như sau:
Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
...
5. Tin cảnh báo ngập lụt
Tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi phát hiện mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng hoặc khi phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đập, hồ chứa xả nước, vỡ đê, tràn đê có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng.
6. Tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được ban hành khi:
a) Phát hiện mưa lớn có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất trên khu vực cảnh báo;
b) Phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đê, vỡ đập, vỡ hồ chứa, xả lũ có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất trên khu vực cảnh báo.
Theo đó, tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi phát hiện mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng hoặc khi phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đập, hồ chứa xả nước, vỡ đê, tràn đê có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng.
Ngoài ra tại Điều 16 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định tần suất và thời gian ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo ngập lụt như sau:
tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi phát hiện mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng hoặc khi phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đập, hồ chứa xả nước, vỡ đê, tràn đê có khả năng gây ngập lụt lớn cho khu vực bị ảnh hưởng; tin cảnh báo ngập lụt có thể được ban hành độc lập hoặc lồng ghép trong tin cảnh báo lũ, tin lũ, lũ khẩn cấp.
Nội dung tin cảnh báo ngập lụt gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 15 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy đinh về nội dung tin cảnh báo ngập lụt như sau:
Nội dung tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
..
5. Tin cảnh báo ngập lụt
a) Tiêu đề Tin cảnh báo ngập lụt kèm theo tên khu vực, địa điểm báo tin ngập lụt;
b) Hiện trạng mưa, mực nước hoặc triều cường, nước biển dâng trên khu vực;
c) Cảnh báo các đặc trưng ngập lụt: phạm vi, thời gian, độ sâu ngập lụt lớn nhất;
d) Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ngập lụt theo quy định tại Điều 4 và Điều 45 Quyết định này;
đ) Thời gian ban hành tin;
e) Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
6. Tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
a) Tiêu đề Tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất kèm theo tên khu vực, địa điểm báo tin;
b) Tình hình mưa trên lưu vực trong 6 giờ qua;
c) Cảnh báo mưa trong thời gian tiếp theo;
d) Cảnh báo các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy (nếu có);
đ) Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất theo quy định tại Điều 4 và Điều 46 Quyết định này;
e) Thời gian ban hành bản tin;
g) Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nội dung tin cảnh báo ngập lụt gồm:
- Tiêu đề Tin cảnh báo ngập lụt kèm theo tên khu vực, địa điểm báo tin ngập lụt;
- Hiện trạng mưa, mực nước hoặc triều cường, nước biển dâng trên khu vực;
- Cảnh báo các đặc trưng ngập lụt: phạm vi, thời gian, độ sâu ngập lụt lớn nhất;
- Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ngập lụt theo quy định tại Điều 4 và Điều 45 Quyết định này.
- Thời gian ban hành tin;
- Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?