Vợ chồng có thể thỏa thuận xác lập chế độ tài sản trước khi kết hôn không? Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng phải có nội dung gì?
Vợ chồng có thể thỏa thuận xác lập chế độ tài sản trước khi kết hôn không?
Theo quy định tài Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng như sau:
"Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn."
Theo đó, vợ chồng có quyền thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng. Cụ thể, trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Thủ tục công chứng thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Công chứng 2014 với thành phần hồ sơ bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng;
- Dự thảo Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan mà pháp luật quy định phải có, như: hộ khẩu thường trú của hai vợ chồng bạn.
Có thể thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn? (Hình từ Internet)
Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng phải có các nội dung cơ bản nào?
Theo quy định tại Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
"Điều 48. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
1. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:
a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
d) Nội dung khác có liên quan.
2. Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định."
Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị vô hiệu trong trường hợp nào?
Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng nếu có các nội dung sau thì Tòa án sẽ tuyên vô hiệu theo quy định tại Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
"Điều 50. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu
1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;
c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
2. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này."
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Đối với trường hợp sau khi đã kết hôn mà một người mua tài sản và muốn đó là tài sản riêng thì vợ chồng bạn phải xác lập thỏa thuận bằng văn bản có công chứng theo yêu cầu của vợ chồng để xác định đó là tài sản riêng theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
"Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?