Vitamin có phải vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm? Vi chất dinh dưỡng tăng cường vào thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu gì?
Vitamin có phải vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm?
Vitamin có phải vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định: “Vi chất dinh dưỡng là các vitamin, chất khoáng hoặc chất vi lượng khác cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống cho cơ thể con người.”
Theo Điều 5 Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định:
Vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm
1. Vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm bao gồm I-ốt, sắt, kẽm và vitamin A.
2. Vi chất dinh dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều này phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc phải phù hợp với quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Theo đó, 04 chất vi dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm bao gồm: I-ốt, sắt, kẽm, vitamin A. Như vậy, riêng đối với nhóm vitamin thì vitamin A là vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm.
Lưu ý: 04 chất vi dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc phải phù hợp với quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Vi chất dinh dưỡng nào được phép tăng cường vào thực phẩm?
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 44/2015/TT-BYT quy định Danh mục vitamin và chất khoáng sử dụng trong thực phẩm bao gồm dạng sử dụng của các vi chất dinh dưỡng là I-ốt, sắt, kẽm và vitamin A được phép tăng cường vào thực phẩm, cụ thể như sau:
(1) Vitamin A:
+ Retinol
+ Retinyl acetat
+ Retinyl palmitat
+ Beta-caroten
(2) Sắt (Fe):
+ Sắt (II) carbonat
+ Sắt (II) citrat
+ Sắt (III) citrat
+ Sắt (III) ammoni citrat
+ Sắt (II) gluconat
+ Sắt (II) fumarat
+ Sắt (III) natri diphosphat
+ Sắt (II) lactat
+ Sắt (II) sulphat
+ Sắt (III) diphosphat (Sắt (III) pyrophosphat)
+ Sắt (III) sacarat
+ Sắt nguyên tố (khử hydogen, điện phân và sắt carbonyl)
+ Sắt (II) sucinat
+ Sắt (II) bisglycinat
+ Sắt (III) orthophosphat
+ Sắt (II) L-pidolat
+ Sắt (II) phosphat
+ Sắt (II) taurat
+ Natri sắt (III) EDTA, trihydrat
(3) Kẽm (Zn):
+- Kẽm acetat
+ Kẽm clorid
+ Kẽm citrat
+ Kẽm gluconat
+ Kẽm lactat
+ Kẽm oxyd
+ Kẽm carbonat
+ Kẽm sulfat
+ Kẽm L-ascorbat
+ Kẽm L-aspartat
+ Kẽm bisglycinat
+ Kẽm L-lysinat
+ Kẽm malat
+ Kẽm mono-L-methionin sulfat
+ Kẽm L-pidolat
+ Kẽm picolinat
+ Kẽm stearat
(4) I-ốt (I):
+ Natri iodid
+ Natri iodat
+ Kali iodid
+ Kali iodat
+ Calci iodid
+ Calci iodat
Theo đó, các vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm phải thuộc Danh mục vi chất dinh dưỡng được phép sử dụng trong thực phẩm theo quy định nêu trên.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng tăng cường vào thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ theo Mục II Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 9-2:2011/BYT về thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng quy định yêu cầu kỹ thuật đối với các thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, cụ thể như sau:
(1) Yêu cầu kỹ thuật đối với nước mắm bổ sung vi chất
- Nước mắm bổ sung vi chất dinh dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với nước mắm được quy định trong Quy chuẩn tương ứng hoặc các quy định của pháp luật có liên quan.
- Dạng vi chất dinh dưỡng bổ sung và hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung vào nước mắm được quy định như sau:
(2) Yêu cầu kỹ thuật đối với bột mỳ bổ sung vi chất
- Bột mỳ bổ sung vi chất dinh dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với bột mỳ được quy định trong Quy chuẩn tương ứng hoặc các quy định của pháp luật có liên quan.
- Dạng vi chất dinh dưỡng bổ sung và hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung vào bột mỳ được quy định như sau:
(3) Yêu cầu kỹ thuật đối với dầu ăn bổ sung vi chất
- Dầu ăn bổ sung vi chất dinh dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với Dầu ăn được quy định trong Quy chuẩn tương ứng hoặc các quy định của pháp luật có liên quan.
- Dạng vi chất dinh dưỡng bổ sung và hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung vào dầu ăn được quy định như sau:
(4) Yêu cầu kỹ thuật đối với đường bổ sung vi chất
- Đường bổ sung vi chất dinh dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với đường được quy định trong Quy chuẩn tương ứng hoặc các quy định của pháp luật có liên quan.
- Dạng vi chất dinh dưỡng bổ sung và hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung vào đường được quy định như sau:
Theo đó, đối với nhóm thực phẩm (nước mắm, bột mỳ, dầu ăn, đường) bổ sung vi chất cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?