Việt kiều muốn ở lại sinh sống lâu dài tại Việt Nam thì phải làm như thế nào? Hồ sơ thủ tục được quy định ra sao?

Bạn tôi là Việt kiều nay muốn hồi hương về Việt Nam sinh sống. Ban tôi có bố mẹ sống tại Việt Nam. Nay bố mất, mẹ bị bệnh mất trí nhớ. Vậy cho tôi hỏi Việt kiều muốn sinh sống tại Việt Nam thì phải đáp ứng điều kiện nào? Hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ nào? Mong công ty giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!

Việt kiều muốn sinh sống tại Việt Nam thì phải làm như thế nào?

Để về sinh sống lâu dài tại Việt Nam thì Việt Kiều có hai lựa chọn sau:

- Đăng ký thường trú tại Việt Nam (vẫn được giữ nguyên quốc tịch nước ngoài)

- Nhập quốc tịch Việt Nam (nếu trước đây chưa có quốc tịch Việt Nam) hoặc xin trở lại quốc tịch Việt Nam (nếu trước đây đã từng có quốc tịch Việt Nam).

Việt kiều muốn đăng ký thường trú tại Việt Nam thì thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 39 và Điều 40 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014:

"Điều 39. Các trường hợp được xét cho thường trú
1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước."

"Điều 40. Điều kiện xét cho thường trú
1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
3. Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên."

Theo quy định trên thì trong trường hợp này, muốn được đăng ký thường trú thì Việt Kiều phải được mẹ hoặc chồng, con là công dân Việt Nam bảo lãnh (cha đã mất). Hiện tại thì người mẹ đang bị bệnh mất trí nhớ nên không thể thực hiện việc bảo lãnh do đó việc bảo lãnh phải do chồng, con là công dân Việt Nam (nếu có) thực hiện. Bên cạnh đó muốn được thường trú thì Việt Kiều phải có chỗ ở hợp pháp tại Việt Nam (nhà mua, thuê, mượn hoặc ở nhờ đều được).

Việt kiều muốn ở lại sinh sống lâu dài tại Việt Nam thì phải làm như thế nào?

Việt kiều muốn ở lại sinh sống lâu dài tại Việt Nam thì phải làm như thế nào?

Việt kiều muốn nhập quốc tịch hoặc xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì thực hiện như thế nào?

Theo Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam như sau:

"Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam."

Căn cứ Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam như sau:

"Điều 23. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam
1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Xin hồi hương về Việt Nam;
b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
4. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam."

Như vậy, trường hợp của bạn là đủ điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam theo điểm a khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.

Hồ sơ thực hiện việc nhập quốc tịch hoặc xin trở lại quốc tịch Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 20 và Điều 24 Luật Quốc tịch 2008 thì hồ sơ nhập quốc tịch và xin trở lại quốc tịch Việt Nam bao gồm:

- Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:

+ Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

+ Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

+ Bản khai lý lịch;

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

+ Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;

+ Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;

+ Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.

- Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam:

+ Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;

+ Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

+ Bản khai lý lịch;

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

+ Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;

+ Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

14,245 lượt xem
Nhập quốc tịch Việt Nam
Việt kiều
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam có bao gồm giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt của người xin nhập tịch không?
Pháp luật
Có được nhập quốc tịch Việt Nam cho trẻ nước ngoài có mẹ là người Việt không? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con?
Pháp luật
Người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam muốn được nhập quốc tịch Việt Nam cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Không thường trú tại Việt Nam đủ 05 năm tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam nhưng là có vợ là người Việt Nam thì có được nhập quốc tịch Việt Nam không?
Pháp luật
Việt kiều muốn ở lại sinh sống lâu dài tại Việt Nam thì phải làm như thế nào? Hồ sơ thủ tục được quy định ra sao?
Pháp luật
Ai có quyền ra Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam? Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ không?
Pháp luật
Công dân nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì có bắt buộc phải thôi quốc tịch nước ngoài của mình không?
Pháp luật
Người không quốc tịch là ai? Người không quốc tịch có thể được nhập quốc tịch Việt Nam hay không?
Pháp luật
Để xin nhập quốc tịch Việt Nam thì công dân nước ngoài phải thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên đúng không?
Pháp luật
Người nước ngoài muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có bắt buộc phải biết tiếng Việt hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhập quốc tịch Việt Nam Việt kiều

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhập quốc tịch Việt Nam Xem toàn bộ văn bản về Việt kiều

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào