Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát xét xử vụ án hình sự sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát xét xử vụ án hình sự bắt đầu từ khi nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Phạm vi công tác
Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự bắt đầu từ khi Viện kiểm sát chuyển bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn cùng hồ sơ vụ án đến Tòa án để xét xử và kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị hoặc không bị yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, Viện kiểm sát kiểm sát xét xử vụ án hình sự bắt đầu từ khi Viện kiểm sát chuyển bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn cùng hồ sơ vụ án đến Tòa án để xét xử và kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị hoặc không bị yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Kiểm sát xét xử (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát xét xử vụ án hình sự sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Quan hệ công tác
...
2. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 41 Bộ luật Tố tụng hình sự; Kiểm sát viên được Viện trưởng phân công thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự và quy định của Quy chế này. Thẩm quyền ký, ký thay, ký thừa lệnh, ký thừa ủy quyền đối với văn bản thuộc Viện kiểm sát các cấp được thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
...
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Viện trưởng Viện kiểm sát khi thực hiện kiểm sát xét xử sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;
- Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; quyết định nhập, tách vụ án;
- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; quyết định việc gia hạn kiểm tra và xác minh nguồn tin về tội phạm, gia hạn tạm giữ, gia hạn điều tra, gia hạn tạm giam, gia hạn truy tố;
- Quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ, xử lý vật chứng;
- Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định. Yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;
- Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
- Phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định, lệnh của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Quyết định hủy bỏ các quyết định, lệnh không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra; quyết định chuyển vụ án;
- Quyết định áp dụng, đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
- Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn;
- Quyết định truy tố bị can, trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc điều tra lại;
- Yêu cầu phục hồi điều tra; quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra đối với bị can, phục hồi vụ án, phục hồi vụ án đối với bị can;
- Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này;
- Thực hiện quyền kiến nghị theo quy định của pháp luật;
- Ban hành quyết định, lệnh và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
Khi thực hiện kiểm sát xét xử thì Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp chịu sự lãnh đạo của ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Quan hệ công tác
1. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
...
Như vậy, khi thực hiện kiểm sát xét xử thì Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?