Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quyền thanh lý những tài sản công nào trong ngành Kiểm sát nhân dân?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quyền thanh lý những tài sản công nào trong ngành Kiểm sát nhân dân?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có được tiêu hủy tài sản công thuộc đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân hay không?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền hạn gì đối với tài sản công trong trường hợp tài sản bị hủy hoại?
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quyền thanh lý những tài sản công nào trong ngành Kiểm sát nhân dân?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về thẩm quyền thanh lý tài sản công như sau:
Thẩm quyền thanh lý tài sản công
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thanh lý tài sản công của đơn vị thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính đối với:
a) Nhà làm việc và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý (không bao gồm quyền sử dụng đất) có nguyên giá trên sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản;
b) Máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác có nguyên giá trên sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
2. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính quyết định thanh lý tài sản công của đơn vị trong Ngành đối với:
a) Nhà làm việc và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý (không bao gồm quyền sử dụng đất) có nguyên giá trên sổ kế toán từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
b) Ô tô, phương tiện vận tải khác;
c) Máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác có nguyên giá trên sổ kế toán từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
...
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định thanh lý tài sản công của đơn vị thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch Tài chính đối với:
(1) Nhà làm việc và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý (không bao gồm quyền sử dụng đất) có nguyên giá trên sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản;
(2) Máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác có nguyên giá trên sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quyền thanh lý những tài sản công nào trong ngành Kiểm sát nhân dân? (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có được tiêu hủy tài sản công thuộc đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công như sau:
Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định tiêu hủy tài sản công thuộc đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân đối với tài sản bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.
2. Đối với tài sản công khác, Thủ trưởng đơn vị nào có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm theo phân cấp tại Quy định này thì có thẩm quyền quyết định tiêu hủy.
Như vậy, theo quy định thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quyền quyết định tiêu hủy tài sản công thuộc đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân đối với tài sản bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền hạn gì đối với tài sản công trong trường hợp tài sản bị hủy hoại?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định xử lý tài sản của các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với các tài sản do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định mua sắm, trang bị cho các đơn vị bằng nguồn ngân sách nhà nước.
2. Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Thủ trưởng đơn vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với các tài sản thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm (bằng nguồn ngân sách nhà nước) sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Cục Kế hoạch - Tài chính.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với các tài sản do mình quyết định đầu tư, mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước sau khi có ý kiến thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định xử lý tài sản của các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân đối với các tài sản bị hủy hoại do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định mua sắm, trang bị cho các đơn vị bằng nguồn ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?