Viện Môi trường nông nghiệp có cần phải tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường nông nghiệp, nông thôn không?
Viện Môi trường nông nghiệp có trụ sở chính được đặt tại đâu?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 67/2008/QĐ-BNN, có quy định về vị trí chức năng như sau:
Vị trí chức năng
Viện Môi trường nông nghiệp (dưới đây gọi tắt là Viện) là tổ chức sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có chức năng nghiên cứu cơ bản có định hướng, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, tư vấn trong lĩnh vực môi trường nông nghiệp, nông thôn phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.
Tên giao dịch Quốc tế bằng tiếng Anh:
Institute for Agricultural Environment, viết tắt là IAE.
Viện là tổ chức nghiên cứu phục vụ dịch vụ công trong lĩnh vực môi trường nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và nông thôn; được Nhà nước đầu tư; hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học công nghệ công lập; được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng tại Kho bạc theo quy định của Nhà nước.
Trụ sở chính của Viện đặt tại: Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, thành phố Hà Nội (trụ sở của Trung tâm Môi trường sinh học nông nghiệp trước đây).
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Môi trường nông nghiệp có trụ sở chính được đặt tại Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, thành phố Hà Nội (trụ sở của Trung tâm Môi trường sinh học nông nghiệp trước đây).
Viện Môi trường nông nghiệp (Hình từ Internet)
Viện Môi trường nông nghiệp có cần phải tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường nông nghiệp, nông thôn không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 2 Quyết định 67/2008/QĐ-BNN, có quy định về nhiệm vụ của Viện như sau:
Nhiệm vụ của Viện
1. Xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực môi trường nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và nông thôn phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, trình cấp có thẩm quyền và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Thực hiện nghiên cứu khoa học và đề xuất giải pháp khắc phục trong các lĩnh vực sau:
a) Môi trường đất: đất nông, lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất ngập nước, quan trắc và phân tích môi trường đất;
b) Suy thoái và ô nhiễm môi trường, sa mạc hóa, mặn hoá, phèn hoá;
c) Tác động của sự biến đổi khí hậu đến môi trường nông nghiệp, đa dạng sinh học trong nông nghiệp;
d) Đánh giá tác động môi trường; ảnh hưởng và tác động của sinh vật biến đổi gen, sinh vật lạ;
đ) Ô nhiễm môi trường do tác động của chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, làng nghề và tác động của sản xuất khác;
e) Độc học môi trường và sinh học môi trường, sản xuất thực phẩm an toàn, rào cản kỹ thuật môi trường về thương mại nông sản thực phẩm;
g) Công nghệ xử lý ô nhiễm và tái sử dụng phụ phẩm và chất thải trong nông nghiệp;
h) Xây dựng cơ sở dữ liệu và mô hình hoá, dự báo môi trường nông nghiệp.
3. Nghiên cứu đề xuất chính sách trong lĩnh vực môi trường nông nghiệp nông thôn.
4. Tư vấn và dịch vụ khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực môi trường nông nghiệp, nông thôn.
5. Hợp tác nghiên cứu khoa học, hợp tác Quốc tế; tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường nông nghiệp, nông thôn.
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Môi trường nông nghiệp có cần phải tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường nông nghiệp, nông thôn.
Viện Môi trường nông nghiệp có bao nhiêu trạm quan trắc và phân tích môi trường nông nghiệp?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Quyết định 67/2008/QĐ-BNN, có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Viện:
Lãnh đạo Viện có: Viện trưởng và các Phó Viện trưởng.
a) Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện.
b) Phó Viện trưởng do Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Viện trưởng về lĩnh vực được phân công.
2. Tổ chức tham mưu giúp Viện trưởng:
Có từ 1 đến 3 phòng: Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Phòng Tổ chức hành chính và Phòng Tài chính kế toán. Giao Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tuỳ điều kiện cụ thể quy định tên gọi, số lượng phòng cho phù hợp.
3. Các tổ chức nghiên cứu:
a) Bộ môn Hoá môi trường;
b) Bộ môn Sinh học môi trường;
c) Bộ môn An toàn và Đa dạng sinh học;
d) Bộ môn Môi trường nông thôn;
đ) Bộ môn Mô hình hoá và Cơ sở dữ liệu về môi trường;
e) Phòng Thí nghiệm trung tâm về môi trường;
4. Các trạm quan trắc và phân tích môi trường nông nghiệp (trên cơ sở các trạm quan trắc và phân tích môi trường đất, hiện có):
a) Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường nông nghiệp miền Bắc;
b) Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường nông nghiệp miền Nam;
c) Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường nông nghiệp Tây Nguyên và miền Trung.
Các phòng có trưởng phòng và phó trưởng phòng; các bộ môn có trưởng bộ môn, phó bộ môn; các trạm có trưởng trạm, phó trưởng trạm.
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Môi trường nông nghiệp có 03 trạm quan trắc và phân tích môi trường nông nghiệp, gồm:
- Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường nông nghiệp miền Bắc;
- Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường nông nghiệp miền Nam;
- Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường nông nghiệp Tây Nguyên và miền Trung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?