Viện kiểm sát tham gia phiên tòa tái thẩm xem xét kháng nghị của Chánh án Tòa án thì hồ sơ kiểm sát được lập có mấy tập tài liệu?
- Viện kiểm sát tham gia phiên tòa tái thẩm xem xét kháng nghị của Chánh án Tòa án thì hồ sơ kiểm sát được lập có mấy tập tài liệu?
- Viện kiểm sát đã lập hồ sơ kiểm sát bản giấy chưa lập hồ sơ kiểm sát bản điện tử mà hồ sơ đã được bàn giao cho Viện kiểm sát khác để lưu trữ thì xử lý như thế nào?
- Khi lập hồ sơ kiểm sát trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa tái thẩm xem xét kháng nghị của Chánh án Tòa án cần tuân theo những nguyên tắc gì?
Viện kiểm sát tham gia phiên tòa tái thẩm xem xét kháng nghị của Chánh án Tòa án thì hồ sơ kiểm sát được lập có mấy tập tài liệu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Quy định về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 như sau:
Lập hồ sơ kiểm sát trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm xem xét kháng nghị của Chánh án Tòa án
1. Hồ sơ kiểm sát trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm xem xét kháng nghị của Chánh án Tòa án gồm các tập tài liệu sau:
1.1. Tập tài liệu về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (Tập 1), gồm các loại tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của đương sự; Văn bản thông báo về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Kiến nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp dưới;
b) Đơn đề nghị hoãn thi hành án, các tài liệu về việc thi hành án; Công văn yêu cầu hoãn thi hành án của Chánh án Tòa án;
c) Tài liệu, chứng cứ mới được cung cấp, thu thập trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm;
d) Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; Quyết định thay đổi, bổ sung, rút Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Chánh án Tòa án.
1.2. Tập tài liệu về việc giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm (trường hợp vụ án đã được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm) (Tập 2), gồm các loại tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy định này.
1.3. Tập tài liệu về hoạt động nghiệp vụ của Viện kiểm sát tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm (Tập 3), gồm các loại tài liệu sau:
a) Biên bản bàn giao hồ sơ; Thống kê tài liệu trong hồ sơ vụ án; Phiếu chuyển trả hồ sơ vụ án;
b) Báo cáo đề xuất quan điểm của Viện kiểm sát về Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Chánh án Tòa án; về việc thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị của Chánh án Tòa án; Văn bản ghi ý kiến thẩm định, phê duyệt của các cấp lãnh đạo;
c) Báo cáo đề xuất của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm về những vấn đề cần giải quyết sau phiên tòa;
d) Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, l, m, n, o và q khoản 3 Điều 13 Quy định này.
1.4. Tập tài liệu Tòa án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm ban hành (Tập 4), gồm các loại tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 13 Quy định này.
...
Theo đó, hồ sơ kiểm sát trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa tái thẩm xem xét kháng nghị của Chánh án Tòa án gồm 04 tập tài liệu sau:
- Tập tài liệu về kháng nghị tái thẩm (Tập 1);
- Tập tài liệu về việc giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm (trường hợp vụ án đã được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm) (Tập 2);
- Tập tài liệu về hoạt động nghiệp vụ của Viện kiểm sát tham gia phiên tòa tái thẩm (Tập 3);
- Tập tài liệu Tòa án cấp tái thẩm ban hành (Tập 4).
Từng tập tài liệu có các loại tài liệu được quy định chi tiết trên.
Hồ sơ kiểm sát trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa tái thẩm xem xét kháng nghị của Chánh án Tòa án (Hình từ Internet)
Viện kiểm sát đã lập hồ sơ kiểm sát bản giấy chưa lập hồ sơ kiểm sát bản điện tử mà hồ sơ đã được bàn giao cho Viện kiểm sát khác để lưu trữ thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 như sau:
Lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát bản điện tử
1. Hồ sơ kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự bản điện tử được lập trên cơ sở số hóa tài liệu giấy, tài liệu ảnh, tài liệu phim ảnh, tài liệu âm thanh trong hồ sơ vụ việc dân sự của Tòa án hoặc hồ sơ kiểm sát bản giấy.
2. Viện kiểm sát đã kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự hoặc đã lập hồ sơ kiểm sát bản giấy thì thực hiện việc lập hồ sơ kiểm sát bản điện tử.
Viện kiểm sát đã lập hồ sơ kiểm sát bản giấy chưa lập hồ sơ kiểm sát bản điện tử mà hồ sơ đã được bàn giao cho Viện kiểm sát khác để lưu trữ thì Viện kiểm sát đã tiếp nhận hồ sơ để lưu trữ thực hiện việc lập hồ sơ kiểm sát bản điện tử.
...
4. Việc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát bản điện tử được thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, Viện kiểm sát đã lập hồ sơ kiểm sát trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa tái thẩm xem xét kháng nghị của Chánh án Tòa án bản giấy thì thực hiện việc lập hồ sơ kiểm sát bản điện tử.
Viện kiểm sát đã lập hồ sơ kiểm sát bản giấy chưa lập hồ sơ kiểm sát bản điện tử mà hồ sơ đã được bàn giao cho Viện kiểm sát khác để lưu trữ thì Viện kiểm sát đã tiếp nhận hồ sơ để lưu trữ thực hiện việc lập hồ sơ kiểm sát bản điện tử.
Khi lập hồ sơ kiểm sát trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa tái thẩm xem xét kháng nghị của Chánh án Tòa án cần tuân theo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát
1. Tuân thủ quy định của pháp luật, các quy định, hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát.
2. Bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật công tác của ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Bảo đảm đầy đủ, khoa học, thuận lợi trong việc khai thác, sử dụng.
4. Hồ sơ kiểm sát phải thể hiện đầy đủ, chính xác các thông tin về vụ việc dân sự, việc giải quyết của Tòa án và hoạt động của Viện kiểm sát.
Tài liệu do Tòa án gửi cho Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật và tài liệu do Viện kiểm sát ban hành khi đưa vào hồ sơ kiểm sát phải là bản chính.
Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ kiểm sát phải được sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm; giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và được đánh số thứ tự từ dưới lên trên. Hồ sơ kiểm sát gồm nhiều tập thì giấy tờ, tài liệu trong mỗi tập cũng được sắp xếp theo quy định trên.
5. Không được làm thất lạc, mất, hư hỏng hồ sơ, tài liệu trong hồ sơ.
6. Nghiêm cấm việc làm sai lệch hồ sơ kiểm sát, sử dụng hồ sơ kiểm sát vào những việc Kiểm sát viên không được làm theo Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 hoặc vào các việc khác không đúng quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân.
Như vậy, khi lập hồ sơ kiểm sát trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa tái thẩm xem xét kháng nghị của Chánh án Tòa án cần tuần theo những nguyên tắc được quy định chi tiết trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?