Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có cơ cấu tổ chức như thế nào theo quy định của pháp luật hiện nay?
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có cơ cấu tổ chức như thế nào theo quy định của pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 46 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh như sau:
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Các phòng và tương đương.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có cơ cấu tổ chức như sau:
- Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có:
+ Ủy ban kiểm sát;
+ Văn phòng;
+ Các phòng và tương đương.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có cơ cấu tổ chức như thế nào theo quy định của pháp luật hiện nay? (hình từ internet)
Việc thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do ai quyết định?
Theo Điều 49 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về việc thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân có quy định về việc thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân
Việc thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, việc thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh sẽ do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do ai bổ nhiệm? Có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Căn cứ Điều 66 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về chức danh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc;
c) Báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và cấp dưới; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp;
d) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Theo đó, Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Cũng theo quy định này, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
(2) Quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
(3) Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
(4) Báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
(5) Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc;
(6) Báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và cấp dưới; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp;
(7) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thuế chống bán phá giá tạm thời có được phép vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ không?
- Đại biểu Hội đồng nhân dân là ai? Đại biểu Hội đồng nhân dân phải có các phẩm chất đạo đức nào?
- Từ ngày 30/10/2024, bổ sung quy định giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước như thế nào?
- Người chưa thành niên điều khiển xe mô tô hai bánh gây thiệt hại về sức khỏe cho người bị thiệt hại thì phải bồi thường như thế nào?
- Người lao động nước ngoài có phải xin cấp lại giấy phép lao động khi thay đổi địa điểm làm việc trong thời gian làm việc tại Việt Nam không?