Viện kiểm sát có trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi kết luận điều tra chưa xác định được hành vi phạm tội xảy ra vào thời gian nào, ở đâu không?
- Viện kiểm sát có trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi kết luận điều tra chưa xác định được hành vi phạm tội xảy ra vào thời gian nào, ở đâu không?
- Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát phải có những nội dung nào?
- Giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì cần phối hợp như thế nào?
Viện kiểm sát có trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi kết luận điều tra chưa xác định được hành vi phạm tội xảy ra vào thời gian nào, ở đâu không?
Viện kiểm sát có trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi kết luận điều tra chưa xác định được hành vi phạm tội xảy ra vào thời gian nào, ở đâu không, thì theo điểm a khoản 1 Điều 245 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định:
Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung
1. Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;
...
Trong khi đó, Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định:
Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự
Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
...
Như vậy, nếu trong kết luận của cơ quan điều tra chưa xác định rõ thời gian, địa điểm thực hiện hành vi phạm tội do còn thiếu chứng cứ để chứng minh là “Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội” thì Viện kiểm sát sẽ ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung.
Để làm rõ nội dung trên, Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP có quy định:
Phối hợp thực hiện trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 245 và điểm a khoản 1 Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự
1. Chứng cứ để chứng minh những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự quy định tại điểm a khoản 1 Điều 245, điểm a khoản 1 Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự là chứng cứ quy định tại Điều 86, Điều 87 của Bộ luật Tố tụng hình sự dùng để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 85, Điều 441 của Bộ luật Tố tụng hình sự mà nếu thiếu chứng cứ này thì không giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.
2. Khi thiếu chứng cứ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
...
b) Chứng cứ để chứng minh “thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định nếu có hành vi phạm tội xảy ra thì xảy ra vào thời gian nào, ở đâu; phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm như thế nào;
...
5. Không trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ để chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này nhưng vẫn truy tố, xét xử được hoặc không thể thu thập được chứng cứ đó.
Ví dụ 1: Có 03 người làm chứng nhưng chỉ xác định được 02 người.
Ví dụ 2: Hiện trường đã bị thay đổi không thể xem xét lại được hay vật chứng đã mất không thể tìm được.
Như vậy, khi thiếu chứng cứ xác định tội phạm xảy ra vào thời gian nào, ở đâu thì Viện kiểm sát (trong giai đoạn truy tố), Tòa án (trong giai đoạn xét xử) sẽ trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Hình từ Internet)
Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát phải có những nội dung nào?
Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát phải có những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 245 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung phải ghi rõ vấn đề cần điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này.
Và các nội dung sau:
- Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
- Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
- Nội dung của văn bản tố tụng;
- Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.
Giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì cần phối hợp như thế nào?
Giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì cần phối hợp theo Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP như sau:
Phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra phải phối hợp chặt chẽ ngay từ khi tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và trong suốt quá trình điều tra vụ án.
Điều tra viên phải chủ động gửi đầy đủ, kịp thời chứng cứ, tài liệu đã thu thập được cho Kiểm sát viên thụ lý vụ án và thực hiện đầy đủ các yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát.
Kiểm sát viên phải thường xuyên theo dõi, nắm chắc tiến độ điều tra vụ án, nghiên cứu kỹ chứng cứ, tài liệu do Điều tra viên đã thu thập; kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, chủ động phối hợp với Điều tra viên để điều tra làm rõ những vấn đề cần chứng minh ngay trong giai đoạn điều tra vụ án; đồng thời kiểm sát chặt chẽ các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, bảo đảm việc điều tra vụ án khách quan, toàn diện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Trước khi kết thúc điều tra vụ án ít nhất 10 ngày, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp để đánh giá các chứng cứ, tài liệu đã thu thập, bảo đảm đầy đủ, hợp pháp; nếu phát hiện có một trong các căn cứ quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 của Thông tư liên tịch này thì phải bổ sung, khắc phục ngay trong giai đoạn điều tra; đối với những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phải tiến hành sơ kết, đánh giá toàn diện kết quả điều tra vụ án, chỉ đạo điều tra giải quyết những vấn đề còn mâu thuẫn, tồn tại và quyết định việc kết thúc điều tra, hướng xử lý vụ án theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?