Viện kiểm sát cấp nào có thẩm quyền xem xét quyết định xác minh chứng cứ ở cấp phúc thẩm vụ án hình sự?
- Viện kiểm sát cấp nào có thẩm quyền xem xét quyết định xác minh chứng cứ ở cấp phúc thẩm vụ án hình sự?
- Kế hoạch xác minh chứng cứ của vụ án hình sự đã được lãnh đạo Viện kiểm sát thông qua thì có thể yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới thực hiện không?
- Tòa án có được hoãn phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự khi cần phải xác minh chứng cứ, tài liệu không thể thực hiện ngay tại phiên tòa không?
Viện kiểm sát cấp nào có thẩm quyền xem xét quyết định xác minh chứng cứ ở cấp phúc thẩm vụ án hình sự?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật ở cấp phúc thẩm
1. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xem xét quyết định việc xác minh theo thẩm quyền. Viện kiểm sát nơi nhận được yêu cầu xác minh phải chủ động phối hợp, tạo điều kiện cho Viện kiểm sát có yêu cầu tiến hành xác minh được thuận lợi.
...
Theo đó, thì Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền thực hiện xem xét quyết định xác minh chứng cứ, tài liệu ở cấp phúc thẩm vụ án hình sự.
Xác minh chứng cứ của vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Kế hoạch xác minh chứng cứ của vụ án hình sự đã được lãnh đạo Viện kiểm sát thông qua thì có thể yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới thực hiện không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật ở cấp phúc thẩm
...
2. Khi có kế hoạch xác minh được lãnh đạo Viện kiểm sát phê duyệt, Kiểm sát viên có thể tự mình hoặc yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự như: lấy lời khai bị cáo, bị hại, người làm chứng, đương sự; tổ chức đối chất, xem xét lại hiện trường; đề nghị giải thích kết luận giám định, định giá tài sản và thực hiện những biện pháp điều tra khác để làm rõ những tình tiết của vụ án trong thời hạn xét xử phúc thẩm hoặc trong thời hạn tạm ngừng phiên tòa. Việc xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải được lập biên bản; trường hợp cần thiết có thể chụp ảnh, ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Chứng cứ, tài liệu, đồ vật thu thập được có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án phải chuyển cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ án và sao chụp để lưu hồ sơ kiểm sát.
Đối với những vấn đề không thể xác minh, thu thập bổ sung được thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét quyết định việc đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại theo Điều 358 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Theo đó, khi kế hoạch xác minh chứng cứ của vụ án hình sự đã được lãnh đạo Viện kiểm sát thông qua thì có thể yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Việc xác minh chứng cứ này có thể thực hiện bằng cách:
- Lấy lời khai bị cáo, bị hại, người làm chứng, đương sự;
- Tổ chức đối chất, xem xét lại hiện trường;
- Đề nghị giải thích kết luận giám định, định giá tài sản;
- Thực hiện những biện pháp điều tra khác.
Tòa án có được hoãn phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự khi cần phải xác minh chứng cứ, tài liệu không thể thực hiện ngay tại phiên tòa không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 352 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Hoãn phiên tòa phúc thẩm
1. Tòa án cấp phúc thẩm chỉ được hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 349, 350 và 351 của Bộ luật này;
b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa.
Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
2. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 297 của Bộ luật này.
Theo đó, Tòa án được hoãn phiên tòa phúc thẩm khi cần phải xác minh chứng cứ, tài liệu không thể thực hiện ngay tại phiên tòa. Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích phân loại đơn vị hành chính là gì? Việt Nam có bao nhiêu loại đơn vị hành chính theo quy định?
- Đối tượng áp dụng Thông tư 01/2025/TT-BNV? Cán bộ, công chức, viên chức nào được áp dụng Thông tư 01 về chính sách chế độ khi sắp xếp bộ máy?
- Người phục vụ trong trường học có được thưởng theo Nghị định 73 không? Cơ sở hưởng chế độ thưởng theo Nghị định 73?
- Cách tính hưởng chế độ về hưu trước tuổi năm 2025 theo Thông tư 01 2025? Hướng dẫn thực hiện Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi?
- Mẫu bài phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác Đoàn Thanh niên? Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức như nào?