Viên chức tư vấn học sinh hạng 3 phải tốt nghiệp trình độ gì? Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức tư vấn học sinh hạng 3?
Mã số chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng 3 là bao nhiêu? Viên chức tư vấn học sinh hạng 3 phải tốt nghiệp trình độ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT về mã số chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh như sau:
Chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh bao gồm:
1. Viên chức tư vấn học sinh hạng III - Mã số: V.07.07.24.
2. Viên chức tư vấn học sinh hạng II - Mã số: V.07.07.23.
3. Viên chức tư vấn học sinh hạng I - Mã số: V.07.07.22.
Như vậy, mã số chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng 3 là V.07.07.24.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức tư vấn học sinh hạng 3 được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT như sau:
Viên chức tư vấn học sinh hạng III - Mã số V.07.07.24
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành đào tạo thuộc nhóm ngành hoặc ngành sau: Tâm lý học; Công tác xã hội; Xã hội học; Đào tạo giáo viên phù hợp với cấp học;
b) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh theo quy định.
...
Theo đó, viên chức tư vấn học sinh hạng 3 phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành đào tạo thuộc nhóm ngành hoặc ngành sau đây:
- Tâm lý học;
- Công tác xã hội;
- Xã hội học;
- Đào tạo giáo viên phù hợp với cấp học.
Ngoài ra, viên chức tư vấn học sinh hạng 3 phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh theo quy định.
Viên chức tư vấn học sinh hạng 3 phải tốt nghiệp trình độ gì? Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức tư vấn học sinh hạng 3? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức tư vấn học sinh hạng 3?
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức tư vấn học sinh hạng 3 được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT như sau:
- Hiểu biết về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành đối với công tác tư vấn học sinh;
- Có khả năng tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn học sinh của nhà trường theo kế hoạch;
- Nhận biết được đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi, sức khỏe của học sinh; nhận diện được tính đa dạng và tính nhạy cảm của đối tượng cần tư vấn, hỗ trợ; nhận biết được các hình thức xâm hại, bạo lực học đường và thực hiện thành thạo các kỹ năng phân tích, đánh giá mức độ tổn thương và mức độ nguy cơ;
- Có khả năng xây dựng và thực hiện các nội dung, chương trình tư vấn nhằm phòng ngừa, bảo vệ học sinh khỏi các hình thức xâm hại, bạo lực học đường góp phần hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất;
- Có hiểu biết về kiến thức pháp luật, tâm lý, xã hội và các kiến thức khác có liên quan đến công tác tư vấn học sinh để áp dụng thực hiện trong hoạt động nghề nghiệp; có kỹ năng ứng xử sư phạm và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác;
- Có khả năng phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ học sinh.
Nhiệm vụ của viên chức tư vấn học sinh hạng 3 là gì?
Nhiệm vụ của viên chức tư vấn học sinh hạng 3 được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
- Tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tư vấn học sinh của nhà trường; báo cáo định kỳ, thường xuyên theo quy định;
- Quản lý, theo dõi hệ thống hồ sơ, sổ sách liên quan đến công tác tư vấn học sinh;
- Thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khi gặp vấn đề khó khăn về nhận thức, cảm xúc, hành vi và các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất;
- Chủ trì phối hợp với giáo viên, nhân viên trong nhà trường, các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường để tổ chức đánh giá, rà soát phòng ngừa và thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh (bao gồm cả tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm hay tư vấn tập thể) thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, tư vấn gián tiếp hoặc trực tuyến;
- Phối hợp với giáo viên trong các hoạt động giáo dục học sinh liên quan đến công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh;
- Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có được vay vốn từ cá nhân ngoài doanh nghiệp không?
- Chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được pháp luật quy định như thế nào?
- Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng là một nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng đúng không?
- Quy chế quản lý nợ phải trả của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định những gì?
- Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là gì? Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng?