Viên chức quốc phòng đóng quân ở những địa bàn nào sẽ có nhiều ngày phép năm hơn? Đóng quân xa gia đình có được nghỉ phép năm nhiều hơn không?

Cho tôi hỏi viên chức quốc phòng đóng quân ở những địa bàn nào sẽ có nhiều ngày phép năm hơn vậy? Nếu viên chức quốc phòng phải đóng quân xa gia đình thì họ có được cộng thêm ngày phép năm không? - Anh Bình An (Lâm Đồng).

Viên chức quốc phòng đóng quân ở những địa bàn nào sẽ có nhiều ngày phép năm hơn?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 113/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP) quy định về việc nghỉ phép hằng năm của viên chức quốc phòng cụ thể như sau:

Nghỉ phép hằng năm
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau:
a) Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;
b) Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;
c) Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:
a) 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;
- Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1.
b) 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;
- Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.
...

Theo đó, viên chức quốc phòng khi đóng quân ở những địa bàn sau đây thì sẽ có nhiều ngày phép năm hơn:

- Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1: có thêm 10 ngày phép năm.

- Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực: có thêm 05 ngày phép năm.

Ngoài ra, đối với những viên chức quốc phòng đóng quân ở những nơi xa gia đình thuộc một trong những trường hợp sau đây thì cũng sẽ có nhiều ngày phép năm hơn bình thường:

- Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên: có thêm 10 ngày phép năm;

- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên: có thêm 10 ngày phép năm;

- Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km: có thêm 05 ngày phép năm;

- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên: có thêm 05 ngày phép năm.

Viên chức quốc phòng

Số ngày phép năm của viên chức quốc phòng (Hình từ Internet)

Viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt khi thuộc trường hợp nào?

Tại Điều 6 Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ phép đặc biệt của viên chức quốc phòng như sau:

Nghỉ phép đặc biệt
Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt không quá 10 ngày, trong những trường hợp sau đây:
1. Kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.
2. Bố đẻ, mẹ đẻ; bố vợ, mẹ vợ; bố chồng, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết hoặc đau ốm nặng, tai nạn phải điều trị dài ngày tại các cơ sở y tế.
3. Gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra.

Theo đó, khi thuộc một trong những được quy định trên đây thì viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt tối đa 10 ngày.

Nghĩa vụ của viên chức quốc phòng là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 thì viên chức quốc phòng sẽ có những nghĩa vụ như sau:

Quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
...
2. Nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:
a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;
c) Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó;
d) Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, quân đội, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
đ) Học tập chính trị, quân sự, pháp luật, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu phù hợp với từng đối tượng;
e) Quân nhân chuyên nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân, các nghĩa vụ khác của quân nhân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật;
g) Công nhân quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của người lao động, chấp hành kỷ luật, nội quy lao động theo quy định của pháp luật; viên chức quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của viên chức theo quy định của Luật viên chức.
Viên chức quốc phòng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Viên chức quốc phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời gian viên chức quốc phòng bị tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không?
Pháp luật
Viên chức quốc phòng đang phục vụ trong quân đội thì không được thôi quốc tịch Việt Nam đúng không?
Pháp luật
Viên chức quốc phòng đã chuyển ngành thì khi nghỉ hưu có được hưởng phụ cấp thâm niên hay không?
Pháp luật
Công nhân, viên chức quốc phòng công tác ở huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa được hưởng phụ cấp thu hút bao nhiêu?
Pháp luật
Công nhân viên chức quốc phòng có được cấp chứng minh của Bộ Quốc phòng không? Chứng minh sẽ có màu gì và thể hiện những nội dung nào?
Pháp luật
Công nhân viên chức quốc phòng được cấp chứng minh của Bộ Quốc phòng có thời hạn sử dụng giống như chứng minh nhân dân đúng không?
Pháp luật
Viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt tối đa bao nhiêu ngày nếu như có người thân qua đời?
Pháp luật
Nội dung xét tuyển viên chức quốc phòng bao gồm những gì? Mẫu Đơn tự nguyện phục vụ quân đội theo chế độ viên chức quốc phòng mới nhất?
Pháp luật
Những khoản tiền thù lao nào của viên chức quốc phòng phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định?
Pháp luật
Viên chức quốc phòng chuyển ngành sang làm việc tại đơn vị không hưởng lương từ NSNN thì có được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức quốc phòng
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
811 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức quốc phòng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào