Viên chức nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng trong những trường hợp nào?
- Viên chức nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng trong những trường hợp nào?
- Viên chức nhà nước thuộc diện bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng phải nộp trả đầy đủ khoản tiền đền bù trong thời hạn bao lâu?
- Trường hợp viên chức nhà nước không thực hiện nghĩa vụ đền bù thì Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết thế nào?
Viên chức nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng trong những trường hợp nào?
Các trường hợp viên chức nhà nước phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng được quy định tại Điều 29 Quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 186/QĐ-BTNMT năm 2013 như sau:
Đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng
Công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng trong các trường hợp sau:
1. Công chức, viên chức tự ý không tham gia khóa học khi đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục nhập học và đã được cơ quan cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, hoặc tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc thôi việc trong thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
2. Công chức, viên chức được cơ quan cử đi học, đã tham gia khóa học đầy đủ thời gian theo quy định nhưng không được cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học do nguyên nhân chủ quan.
3. Công chức, viên chức đã hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhưng bỏ việc hoặc thôi việc khi chưa phục vụ đủ thời gian quy định.
Như vậy, theo quy định, viên chức nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng trong các trường hợp sau:
(1) Viên chức tự ý không tham gia khóa học khi đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục nhập học và đã được cơ quan cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, hoặc tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc thôi việc trong thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
(2) Viên chức được cơ quan cử đi học, đã tham gia khóa học đầy đủ thời gian theo quy định nhưng không được cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học do nguyên nhân chủ quan.
(3) Viên chức đã hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhưng bỏ việc hoặc thôi việc khi chưa phục vụ đủ thời gian quy định.
Viên chức nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Viên chức nhà nước thuộc diện bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng phải nộp trả đầy đủ khoản tiền đền bù trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn nộp trả tiền đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 32 Quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 186/QĐ-BTNMT năm 2013 như sau:
Trả và thu hồi chi phí đền bù
1. Chậm nhất trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đền bù, công chức, viên chức thuộc diện bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền đền bù theo quy định.
2. Khoản tiền đền bù được nộp tại Phòng Kế hoạch - Tài vụ, Văn phòng Bộ đối với các công chức thuộc khối cơ quan Bộ hoặc tại bộ phận tài chính - kế toán của đơn vị đối với công chức, viên chức các đơn vị không thuộc khối cơ quan Bộ.
3. Đơn vị quản lý, sử dụng công chức, viên chức làm đầu mối chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trực thuộc Bộ theo dõi, đôn đốc, báo cáo việc thực hiện đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng.
4. Trường hợp công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng nhưng không thực hiện nghĩa vụ đền bù thì Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các biện pháp sau:
a) Xử lý kỷ luật buộc thôi việc;
b) Thông báo đến cơ quan mới, cơ sở đào tạo nơi công chức, viên chức học tập, chính quyền địa phương nơi cư trú, tạm trú, các bộ, ngành, đơn vị liên quan để phối hợp tổ chức thực hiện;
...
Như vậy, theo quy định, viên chức nhà nước thuộc diện bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng phải nộp trả đầy đủ khoản tiền đền bù trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đền bù.
Trường hợp viên chức nhà nước không thực hiện nghĩa vụ đền bù thì Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết thế nào?
Trường hợp viên chức nhà nước không thực hiện nghĩa vụ đền bù được quy định tại khoản 4 Điều 32 Quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 186/QĐ-BTNMT năm 2013 như sau:
Trả và thu hồi chi phí đền bù
1. Chậm nhất trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đền bù, công chức, viên chức thuộc diện bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền đền bù theo quy định.
2. Khoản tiền đền bù được nộp tại Phòng Kế hoạch - Tài vụ, Văn phòng Bộ đối với các công chức thuộc khối cơ quan Bộ hoặc tại bộ phận tài chính - kế toán của đơn vị đối với công chức, viên chức các đơn vị không thuộc khối cơ quan Bộ.
3. Đơn vị quản lý, sử dụng công chức, viên chức làm đầu mối chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trực thuộc Bộ theo dõi, đôn đốc, báo cáo việc thực hiện đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng.
4. Trường hợp công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng nhưng không thực hiện nghĩa vụ đền bù thì Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các biện pháp sau:
a) Xử lý kỷ luật buộc thôi việc;
b) Thông báo đến cơ quan mới, cơ sở đào tạo nơi công chức, viên chức học tập, chính quyền địa phương nơi cư trú, tạm trú, các bộ, ngành, đơn vị liên quan để phối hợp tổ chức thực hiện;
c) Không giải quyết các chế độ chính sách, giữ lại hồ sơ cán bộ gốc, sổ bảo hiểm và không xác nhận giấy tờ thông tin liên quan hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết;
d) Khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, trường hợp viên chức phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng nhưng không thực hiện nghĩa vụ đền bù thì Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các biện pháp sau:
(1) Xử lý kỷ luật buộc thôi việc;
(2) Thông báo đến cơ quan mới, cơ sở đào tạo nơi viên chức học tập, chính quyền địa phương nơi cư trú, tạm trú, các bộ, ngành, đơn vị liên quan để phối hợp tổ chức thực hiện;
(3) Không giải quyết các chế độ chính sách, giữ lại hồ sơ cán bộ gốc, sổ bảo hiểm và không xác nhận giấy tờ thông tin liên quan hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết;
(5) Khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?