Viên chức nghỉ việc riêng trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì sẽ hưởng chế độ thế nào theo quy định hiện nay?
Viên chức nghỉ việc riêng trùng với ngày nghỉ hằng tuần hưởng chế độ thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
...
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
...
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
....
Hiện tại không có quy định về vấn đề nghỉ bù khi nghỉ việc riêng trùng với ngày nghỉ hằng tuần nên đơn vị có thể xem xét quyết định cho viên chức nghỉ thứ 3, thứ 4 và trả tiền lương cho những ngày nghỉ việc riêng (áp dụng tạo những điều kiện có lợi hơn cho người lao động).
Trong trường hợp ngược lại nếu đơn vị quyết định chỉ cho nghỉ ngày thứ hai về thì 03 ngày nghỉ việc riêng này vẫn trả đủ lương (tức thứ 7, chủ nhật, thứ 2 trả đủ lương 03 ngày).
Lưu ý: Ngoài trường hợp cha mẹ đẻ mất thì viên chức còn có thể xin nghỉ việc riêng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
(2) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
(3) Cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Viên chức nghỉ việc riêng trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì sẽ hưởng chế độ thế nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Số ngày nghỉ phép hằng năm của viên chức sẽ được tính giống như của người lao động đúng không?
Như đã nêu tai khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 ở trên thì ngày nghỉ hàng năm của viên chức sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Theo đó, số ngày nghỉ phép hằng năm của viên chức sẽ được tính giống như của người lao động bình thường.
Dẫn chiếu Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm của người lao động như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...
Từ những quy định vừa nêu thì số ngày nghỉ phép hằng năm của viên chức được tính như sau:
(1) Đối với viên chức làm việc trong điều kiện bình thường thì số ngày nghỉ phép hằng năm là 12 ngày;
(2) Đối với viên chức làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì số ngày nghỉ phép hằng năm 14 ngày;
(3) Đối với viên chức là người khuyết tật thì số ngày nghỉ phép hằng năm 14 ngày;
(4) Đối với viên chức làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì số ngày nghỉ phép hằng năm là 16 ngày.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Lao động 2019 thì cứ làm việc đủ 05 năm thì viên chức sẽ có thêm 01 ngày nghỉ hằng năm.
Đối tượng viên chức nào được phép gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ phép một lần?
Trường hợp gộp số ngày nghỉ phép được quy định tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
...
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
....
Theo quy định vừa nêu thì viên chức được phép gộp gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ phép một lần.
Tuy nhiên việc gộp số ngày nghỉ phép chỉ có thể thực hiện đối với đối tượng viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác.
Bên cạnh đó, việc gốp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?