Viên chức nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không?
Viên chức nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 01/2025/TT-BNV có quy định về cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với viên chức và người lao động như sau:
Cách tính hưởng chính sách thôi việc đối với viên chức và người lao động
Viên chức và người lao động quy định tại Điều 2 Thông tư này được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP; đồng thời được hưởng 03 chính sách quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 10 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP như sau:
...
Cùng với đó, căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2025/TT-BNV có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.
Viện dẫn đến điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy) quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
b) Cán bộ, công chức cấp xã;
c) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động);
...
Như vậy, viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật, trong đó:
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
- Cán bộ, công chức cấp xã;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động).
Lưu ý: Viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc ngoài việc được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đồng thời được hưởng 03 chính sách quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2025/TT-BNV.
Viên chức nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào chưa xem xét nghỉ thôi việc theo Nghị định 178?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 178/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, những trường hợp chưa xem xét nghỉ thôi việc bao gồm:
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP là nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện nghỉ việc.
- Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Thời gian để tính trợ cấp thôi việc theo Nghị định 178 như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng chính sách,chế độ
1. Thời gian nghỉ sớm để tính số tháng hưởng chế độ trợ cấp hưu trí một lần là thời gian kể từ thời điểm nghỉ hưu ghi tại quyết định nghỉ hưu đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ, tối đa 5 năm (60 tháng).
2. Thời gian để tính trợ cấp thôi việc là thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang quy định tại Điều 1 Nghị định này:
a) Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 05 năm trở lên thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc tối đa 05 năm (60 tháng).
b) Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 05 năm thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc bằng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Thời gian để tính trợ cấp theo số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 9 và khoản 2 Điều 10 Nghị định này là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (theo sổ bảo hiểm xã hội của mỗi người) nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc làm hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ. Trường hợp tổng thời gian để tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 0,5 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
...
Theo đó, thời gian để tính trợ cấp thôi việc được xem là thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang quy định tại Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP:
- Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 05 năm trở lên thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc tối đa 05 năm (60 tháng).
- Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 05 năm thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc bằng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đi ngược chiều trên cao tốc phạt bao nhiêu 2025 Nghị định 168? Biển cấm đi ngược chiều đặt ở đâu?
- Lời chúc kỷ niệm ngày yêu nhau cảm động? Điều kiện đăng ký kết hôn hiện nay? ĐKKH trong ngày kỷ niệm yêu nhau thì đến cơ quan nào?
- Công thức tính thể tích Hình trụ? Ví dụ tính thể tích Hình trụ? Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục thế nào?
- Văn khấn cúng xe ô tô mới mua năm 2025? Hướng dẫn cách cúng xe mới mua về năm 2025 ô tô ra sao?
- Văn khấn mua xe ô tô cũ năm 2025? Cách bày mâm cúng khi mua xe cũ 2025? Cách cúng xe ô tô cũ 2025?