Viên chức lãnh sự danh dự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận trong trường hợp nào?

Em ơi cho anh hỏi: Viên chức lãnh sự danh dự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận trong trường hợp nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Dũng đến từ Đà Nẵng.

Viên chức lãnh sự danh dự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

1. Các Điều 28, 29, 30, 34, 35, 36, 37, 38 và 39, khoản 3 của Điều 54 và các khoản 2 và 3 Điều 55 sẽ áp dụng đối với các cơ quan lãnh sự do một viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu. Ngoài ra, những sự dễ dàng, quyền ưu đãi và miễn trừ của những cơ quan lãnh sự này sẽ do các Điều 59, 60, 61, và 62 điều chỉnh.
...

Dẫn chiếu đến điểm c khoản 1 Điều 36 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Liên lạc và tiếp xúc với công dân Nước cử
1. Nhằm tạo thuận lợi cho việc thi hành các chức năng lãnh sự liên quan đến công dân Nước cử:
a) Viên chức lãnh sự được tự do liên lạc với công dân Nước cử và tiếp xúc với họ. Công dân Nước cử cũng được quyền tự do như vậy trong việc liên lạc và tiếp xúc với viên chức lãnh sự của Nước cử;
b) Nếu đương sự yêu cầu, nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận sẽ báo ngay cho cơ quan lãnh sự của Nước cử biết là trong khu vực lãnh sự của cơ quan này có công dân của Nước cử bị bắt, bị tù, bị tạm giam chờ xét xử hoặc bị tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào khác. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ chuyển ngay mọi thông tin mà người bị bắt, bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ gửi cho cơ quan lãnh sự. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ báo ngay cho đương sự biết những quyền mà họ được hưởng theo mục này;
c) Viên chức lãnh sự có quyền đến thăm công dân của Nước cử đang bị tù, tạm giam hoặc tạm giữ; nói chuyện, liên lạc thư từ và thu xếp việc đại diện pháp lý cho người đó. Trong khu vực lãnh sự của mình, viên chức lãnh sự cũng có quyền đến thăm bất cứ công dân nào của Nước cử đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ theo một bản án. Tuy nhiên, viên chức lãnh sự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ nếu người đó phản đối rõ ràng việc làm như vậy.
2. Các quyền ghi ở khoản 1 Điều này phải được thực hiện theo đúng luật và các quy định của Nước tiếp nhận, với điều kiện là luật và các quy định đó phải tạo điều kiện để thực hiện đầy đủ các mục đích của những quyền quy định tại Điều này.

Theo đó, viên chức lãnh sự danh dự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận nếu người đó phản đối rõ ràng việc làm như vậy.

Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)

Thông báo về việc cần cử người giám hộ cho người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử với viên chức lãnh sự danh dự cần lưu ý điều gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 và điểm b khoản 1 Điều 37 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Việc thông báo khi có người chết, cử người giám hộ hoặc đỡ đầu, khi đắm tàu và tai nạn hàng không
Nếu nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận có được tin tức liên quan, thì họ có nghĩa vụ:
a) Thông báo ngay cho cơ quan lãnh sự biết khi có công dân của Nước cử chết trong khu vực lãnh sự;
b) Thông báo ngay cho cơ quan lãnh sự có thẩm quyền về bất kỳ trường hợp nào cần cử người giám hộ hoặc đỡ đầu cho người vị thành niên hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử. Tuy nhiên, việc thông báo này không được ảnh hưởng đến việc áp dụng luật và quy định của Nước tiếp nhận về việc cử người giám hộ hoặc đỡ đầu;
c) Thông báo ngay cho cơ quan lãnh sự gần nhất nơi xảy ra sự việc nếu có một tàu thuỷ mang quốc tịch Nước cử bị đắm hoặc mắc cạn trong lãnh hải hoặc nội thuỷ của Nước tiếp nhận, hoặc nếu có một máy bay đăng ký ở Nước cử bị nạn trên lãnh thổ Nước tiếp nhận.

Như vậy, thông báo về việc cần cử người giám hộ cho người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử với viên chức lãnh sự danh dự cần lưu ý là không được ảnh hưởng đến việc áp dụng luật và quy định của Nước tiếp nhận về việc cử người giám hộ.

Cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu có được thu phí đối với các công việc lãnh sự trên lãnh thổ của Nước tiếp nhận không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 và khoản 1 Điều 39 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Lệ phí lãnh sự
1. Trên lãnh thổ của Nước tiếp nhận, cơ quan có lãnh sự có thể thu phí và lệ phí theo luật và các quy định của Nước cử đối với các công việc lãnh sự.
2. Số tiền thu dưới hình thức phí và lệ phí nói ở khoản 1 Điều này và thu nhập từ phí và lệ phí được miễn mọi thứ thuế và lệ phí ở Nước tiếp nhận.

Theo đó, cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu có thể thu phí và lệ phí theo luật và các quy định của Nước cử đối với các công việc lãnh sự.

Viên chức lãnh sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viên chức lãnh sự được miễn bảo hiểm xã hội theo quy định của Nước tiếp nhận nhưng họ vẫn muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có được không?
Pháp luật
Công dân Nước cử có được tự do liên lạc với viên chức lãnh sự danh dự không? Nếu được thì được thực hiện theo quy định của Nước cử hay Nước tiếp nhận?
Pháp luật
Túi lãnh sự của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu có thể bị yêu cầu mở ra hoặc giữ lại trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Nhà chức trách của Nước tiếp nhận có lý để yêu cầu mở túi lãnh sự của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu nhưng bị từ chối thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Những thành viên gia đình một viên chức lãnh sự danh dự thì có được áp dụng những quyền ưu đãi và miễn trừ tại Nước tiếp nhận không?
Pháp luật
Hai cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu ở hai Nước khác nhau không được trao đổi túi lãnh sự cho nhau trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ quan yêu cầu viên chức lãnh sự cung cấp chứng cứ thì có được lấy lời khai tại nhà riêng hoặc tại cơ quan lãnh sự của viên chức này không?
Pháp luật
Viên chức lãnh sự danh dự có quyền đến thăm công dân Nước cử đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận không?
Pháp luật
Viên chức lãnh sự danh dự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người không còn là thành viên gia đình của viên chức lãnh sự có ý định rời khỏi Nước tiếp nhận thì họ còn được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ đến lúc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức lãnh sự
595 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức lãnh sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viên chức lãnh sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào