Viện Bảo vệ thực vật có được tham gia nghiên cứu chọn tạo giống chịu sâu bệnh không? Viện Bảo vệ thực vật có bao nhiêu bộ môn nghiên cứu?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là Viện Bảo vệ thực vật có được tham gia nghiên cứu chọn tạo giống chịu sâu bệnh không? Viện Bảo vệ thực vật có bao nhiêu bộ môn nghiên cứu? Câu hỏi của anh Thái Duy đến từ Thái Bình.

Viện Bảo vệ thực vật được đặt trụ sở ở đâu?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 34/2006/QĐ-BNN, có quy định về vị trí chức năng như sau:

Vị trí chức năng
1. Viện Bảo vệ thực vật được thành lập theo điểm c khoản 1 Điều 2 Quyết định số: 220/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ Thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
2. Viện Bảo vệ thực vật là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về dịch hại và sinh vật có ích trên cây trồng nông lâm nghiệp, các đối tượng kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật trên phạm vi cả nước.
Tên giao dịch tiếng Anh của Viện là: Plant Protection Research Institute, tên viết tắt là PPRI.
3. Viện được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động, được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trụ sở của Viện đặt tại huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Như vậy, theo quy định trên thì Viện Bảo vệ thực vật được đặt trụ sở tại huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Viện bảo vệ thực vật

Viện Bảo vệ thực vật (Hình từ Internet)

Viện Bảo vệ thực vật có được tham gia nghiên cứu chọn tạo giống chịu sâu bệnh không?

Căn cứ tại điểm f khoản 2 Điều 2 Quyết định 34/2006/QĐ-BNN, có quy định về nhiệm vụ của Viện như sau:

Nhiệm vụ của Viện
1. Xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ dài hạn, năm năm và hàng năm trong lĩnh vực nông lâm nghiệp để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của cả nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực:
a) Điều tra cơ bản về sinh vật gây hại, sinh vật có ích, xây dựng quỹ gen về sinh vật trong bảo vệ thực vật; bảo quản và xây dựng bộ mẫu chuẩn quốc gia về côn trùng, bệnh hại, cỏ dại, vi sinh vật nông nghiệp, ký sinh thiên địch;
b) Nghiên cứu sâu, bệnh, cỏ dại và các loài dịch hại khác hại cây nông lâm nghiệp và giải pháp phòng trừ;
c) Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật;
d) Nghiên cứu độc lý, dư lượng, phát triển thuốc bảo vệ thực vật và giải pháp sử dụng theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường;
đ) Nghiên cứu và xác định các đối tượng kiểm dịch thực vật;
e) Nghiên cứu đánh giá nguy cơ và quản lý dịch hại phục vụ sản xuất nông sản an toàn;
f) Tham gia nghiên cứu chọn tạo giống chống chịu sâu bệnh có năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ cho các vùng sinh thái của cả nước.
3. Thực hiện khảo, kiểm nghiệm thuốc bảo vật vệ thực.
4. Thực hiện chức năng khuyến nông, khuyến lâm về bảo vệ thực vật.
5. Hợp tác quốc tế về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hợp tác chuyên gia và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo vệ thực vật theo quy định của Nhà nước.
6. Hợp đồng liên doanh, liên kết về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thử nghiệm kỹ thuật mới, đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật với các tổ chức trong nước theo quy định của pháp luật.
7. Sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
8. Quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản được giao theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì Viện Bảo vệ thực vật được tham gia nghiên cứu chọn tạo giống chịu sâu bệnh có năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ cho các vùng sinh thái của cả nước.

Viện Bảo vệ thực vật có bao nhiêu bộ môn nghiên cứu?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 34/2006/QĐ-BNN, có quy định về cơ cấu tổ chức của Viện như sau:

Cơ cấu tổ chức của Viện
1. Lãnh đạo Viện:
Lãnh đạo Viện Bảo vệ thực vật có: Viện trưởng và Phó Viện trưởng.
a) Viện trưởng: do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện;
b) Phó Viện trưởng: do Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Bảo vệ thực vật và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được Viện trưởng phân công.
2. Các phòng nghiệp vụ giúp Viện trưởng thực hiện nhiệm vụ:
a) Phòng Tổ chức Hành chính;
b) Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế;
c) Phòng Tài chính Kế toán.
Các phòng có Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam có thể thành lập các phòng cho phù hợp, nhưng không quá 03 phòng.
3. Các Bộ môn nghiên cứu:
a) Bộ môn Bệnh cây;
b) Bộ môn Côn trùng;
c) Bộ môn Miễn dịch thực vật;
d) Bộ môn Thuốc, Cỏ dại và Môi trường;
đ) Bộ môn Chẩn đoán giám định dịch hại và thiên địch;
e) Bộ môn kinh tế sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật.
Các Bộ môn có Trưởng Bộ môn và Phó Trưởng Bộ môn.
4. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện:
Trung tâm Đấu tranh sinh học.
Trung tâm có Giám đốc và Phó Giám đốc.
5. Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển Bảo vệ thực vật:
Công ty là Doanh nghiệp trực thuộc Viện, hoạt động theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì Viện Bảo vệ thực vật có 06 bộ môn nghiên cứu:

- Bộ môn Bệnh cây;

- Bộ môn Côn trùng;

- Bộ môn Miễn dịch thực vật;

- Bộ môn Thuốc, Cỏ dại và Môi trường;

- Bộ môn Chẩn đoán giám định dịch hại và thiên địch;

- Bộ môn kinh tế sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật.

Bảo vệ thực vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bảo vệ thực vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Yêu cầu đối với thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
Pháp luật
Diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây lương thực là gì? Công thức tính diện tích nhiễm như thế nào?
Pháp luật
Sinh vật gây hại chủ yếu trên cây lương thực là gì? Thời gian điều tra định kỳ sinh vật gây hại là khi nào?
Pháp luật
Việc điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây dược liệu được tiến hành vào những khoảng thời gian nào?
Pháp luật
Sinh vật gây hại chủ yếu trên nhóm cây lâm nghiệp là gì? Dụng cụ điều tra sinh vật gây hại ngoài thực địa?
Pháp luật
Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng chức danh bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng II có gì thay đổi từ 06/10/2022?
Pháp luật
Nuôi sâu số lượng lớn để làm thức ăn cho chim cảnh gây thiệt hại có được xem là hành vi phát tán sinh vật gây hại không? Nếu loài sâu này bị phát tán ra bên ngoài sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Viện Bảo vệ thực vật có nhiệm vụ gì trong việc nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực?
Pháp luật
Viện Bảo vệ thực vật có được tham gia nghiên cứu chọn tạo giống chịu sâu bệnh không? Viện Bảo vệ thực vật có bao nhiêu bộ môn nghiên cứu?
Pháp luật
Nội dung hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật được quy định như thế nào? Cá nhân cần đáp ứng điều kiện nào để được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật?
Pháp luật
Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nghiệp vụ của bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III thay đổi thế nào trong thời gian tới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ thực vật
575 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ thực vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ thực vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào