Viêm tủy răng sữa nguyên nhân do đâu? Điều trị viêm tủy răng sữa có hồi phục thực hiện như thế nào?

Tôi có thắc mắc, viêm tủy răng sữa ở trẻ nguyên nhân do đâu? Chẩn đoán viêm tủy răng sữa thực hiện như thế nào? Điều trị viêm tủy răng sữa có hồi phục như thế nào? Nội dung câu hỏi của anh Q.T tại Đồng Tháp.

Viêm tủy răng sữa nguyên nhân do đâu? Chẩn đoán viêm tủy răng sữa thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục II và tiểu mục III Mục 5 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về viêm tủy răng sữa như sau:

VIÊM TỦY RĂNG SỮA
I. ĐỊNH NGHĨA
Viêm tủy răng sữa là tình trạng tổn thương nhiễm trùng mô tủy răng sữa, làm tăng áp lực nội tủy, chèn ép vào các tận cùng thần kinh gây ra triệu chứng đau và tổn thương mô tủy răng ở trẻ em.
II. NGUYÊN NHÂN
- Vi khuẩn: Thường xâm nhập vào tủy qua lỗ sâu. Phản ứng viêm thường xuất hiện khi các vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào tủy qua các ống ngà hoặc hở sừng tủy.
- Chấn thương….
III. CHẨN ĐOÁN
1. Viêm tủy răng sữa có hồi phục
Viêm tủy có hồi phục là tình trạng viêm mô tủy nhưng có khả năng hồi phục khi loại bỏ được các yếu tố bệnh nguyên.
a. Lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng
Đau: bệnh nhân có cảm giác đau tự nhiên, nhẹ thoáng qua, cơn đau ngắn. Khi ăn các chất kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt… thì có cảm giác đau hoặc ê buốt tăng lên và sớm hết đau khi ngừng chất kích thích.
- Triệu chứng thực thể
+ Có tổn thương mô cứng của răng: có thể có lỗ sâu ở thân răng.
+ Thử tủy: bệnh nhân có cảm giác đau ê buốt và sớm hết đau, ê buốt khi loại bỏ chất kích thích thử tủy.
+ Răng không đổi màu
+ Gõ: gõ dọc không đau, gõ ngang vùng thân răng có thể có đau nhẹ.
b. Cận lâm sàng
X quang: có biểu hiện các tổn thương mô cứng.
...
2. Viêm tủy răng sữa không hồi phục
Là tình trạng tổn thương viêm cấp mô tủy răng sữa ở trẻ em không còn khả năng hồi phục.
a. Lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng
- Đau tự nhiên, từng cơn với các đặc điểm dưới đây:
+ Thời gian cơn đau: có thể kéo dài hàng giờ hoặc đôi khi chỉ ngắn vài phút, làm cho tính chất cơn đau gần như liên tục.
+ Đau tăng khi kích thích bởi nóng, lạnh, chua, ngọt…hết kích thích đau vẫn còn kéo dài.
+ Đau tăng khi thay đổi tư thế: cúi đầu, nằm, về đêm.
+ Đau lan nửa hàm, đôi khi không xác định được vị trí đau.
- Triệu chứng thực thể:
+ Tổn thương mô cứng của răng: có lỗ sâu, nhiều ngà mủn, làm sạch có thể thấy ánh hồng hoặc tủy hở.
+ Gõ dọc: đau nhẹ.
+ Gõ ngang: đau nhiều.
+ Răng không đổi màu, không lung lay.
+ Thử tủy: đau nhiều và kéo dài khi đã loại bỏ yếu tố kích thích. Tuy vậy, ở trẻ em không có giá trị chắc chắn vì trẻ em đang đau sẽ rất cảnh giác và sợ hãi khi phản ứng lại với bất kì kích thích nào.
b. Cận lâm sàng
X quang: Có hình ảnh tổn thương mô cứng thân răng.
c. Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt với viêm tủy không hồi phục và viêm quanh cuống cấp, dựa vào các triệu chứng dưới đây:
...

Viêm tủy răng sữa là một trong những bệnh thuộc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt theo Danh mục Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015.

Viêm tủy răng sữa là tình trạng tổn thương nhiễm trùng mô tủy răng sữa, làm tăng áp lực nội tủy, chèn ép vào các tận cùng thần kinh gây ra triệu chứng đau và tổn thương mô tủy răng ở trẻ em.

Nguyên nhân viêm tủy răng sữa là do:

- Vi khuẩn: Thường xâm nhập vào tủy qua lỗ sâu. Phản ứng viêm thường xuất hiện khi các vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào tủy qua các ống ngà hoặc hở sừng tủy.

- Chấn thương.

Chẩn đoán viêm tủy răng sữa có 2 kiểu được quy định cụ thể trên đó là:

- Viêm tủy có hồi phục là tình trạng viêm mô tủy nhưng có khả năng hồi phục khi loại bỏ được các yếu tố bệnh nguyên.

- Viêm tủy răng sữa không hồi phục là tình trạng tổn thương viêm cấp mô tủy răng sữa ở trẻ em không còn khả năng hồi phục.

viêm tủy răng sữa

Điều trị viêm tủy răng sữa (Hình từ Internet)

Điều trị viêm tủy răng sữa có hồi phục như thế nào?

Điều trị viêm tủy răng sữa theo tiểu mục IV Mục 5 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về viêm tủy răng sữa như sau:

VIÊM TỦY RĂNG SỮA
...
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Viêm tủy có hồi phục
- Nguyên tắc
+ Loại bỏ các yếu tố nhiễm khuẩn
+ Bảo tồn tủy.
+ Bảo vệ tủy.
+ Hàn phục hồi tổn thương mô cứng.
- Điều trị cụ thể
+ Chuẩn bị xoang hàn.
+ Hàn lót bảo vệ tủy: Có thể dùng Canxi hydroxit, hoặc MTA…
+ Hàn phục hồi xoang hàn bằng Composite, GIC,…
2. Viêm tủy không hồi phục
- Nguyên tắc
+ Làm sạch và tạo hình hệ thống ống tủy.
+ Hàn kín hệ thống ống tủy và phục hồi tổn thương mô cứng.
- Điều trị cụ thể
+ Vô cảm.
+ Mở tủy.
+ Sửa soạn hệ thống ống tủy.
+ Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy.
+ Hàn kín hệ thống ống tủy bằng vật liệu thích hợp.
+ Hàn phục hồi mô cứng thân răng bằng vật liệu thích hợp.
...

Theo đó, điều trị viêm tủy răng sữa có hồi phục như sau:

- Nguyên tắc

+ Loại bỏ các yếu tố nhiễm khuẩn

+ Bảo tồn tủy.

+ Bảo vệ tủy.

+ Hàn phục hồi tổn thương mô cứng.

- Điều trị cụ thể

+ Chuẩn bị xoang hàn.

+ Hàn lót bảo vệ tủy: Có thể dùng Canxi hydroxit, hoặc MTA…

+ Hàn phục hồi xoang hàn bằng Composite, GIC,...

Để phòng viêm tủy răng sữa có những biện pháp gì?

Để phòng viêm tủy răng sữa có những biện pháp theo tiểu mục VI Mục 5 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về viêm tủy răng sữa như sau:

VIÊM TỦY RĂNG SỮA
...
VI. PHÒNG BỆNH
Khám răng định kì để phát hiện và điều trị sớm các tổn thương sâu răng để ngăn ngừa biến chứng viêm tủy.

Theo quy định trên, để phòng viêm tủy răng sữa cần khám răng định kì để phát hiện và điều trị sớm các tổn thương sâu răng để ngăn ngừa biến chứng viêm tủy.

Viêm tủy răng sữa
Bộ Y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mối quan hệ công tác giữa Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh với Bộ Y tế được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định?
Pháp luật
Mẫu phiếu lấy ý kiến về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài dành cho Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế là mẫu nào?
Pháp luật
Thời hạn giữ chức vụ quản lý mỗi lần bổ nhiệm tại đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế là bao lâu?
Pháp luật
Quyết định 1289/QĐ-BYT về tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với các chức vụ quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế ra sao?
Pháp luật
Bộ Y tế có xây dựng, ban hành các quy định về chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dược, mỹ phẩm hay không?
Pháp luật
Việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân được tổ chức thực hiện như thế nào từ 2030 – 2045?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Y tế nghỉ từ mấy ngày làm việc trở lên phải báo cáo và được sự đồng ý của Bộ trưởng?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Y tế là ai? Thứ trưởng chịu trách nhiệm trước ai về chức trách, nhiệm vụ được phân công?
Pháp luật
Bộ Y tế đánh giá tình hình thực hiện và dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2023 như thế nào?
Pháp luật
Cục Quản lý Dược Bộ Y tế là cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc có đúng không? Tổ chức bộ máy của Cục Quản lý Dược như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viêm tủy răng sữa
963 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viêm tủy răng sữa Bộ Y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viêm tủy răng sữa Xem toàn bộ văn bản về Bộ Y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào