Việc tiến hành phân định ranh giới rừng được thực hiện theo trình tự nào khi có sự thay đổi về ranh giới rừng? Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện?
Việc phân định ranh giới rừng trên thực địa dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT thì việc phân định ranh giới rừng trên thực địa dựa trên căn cứ sau đây:
- Bản đồ phân định ranh giới quy định tại Điều 5 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT.
- Sơ đồ vị trí mốc, bảng trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 6 Thông tư này.
- Một trong các tài liệu sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định thành lập khu rừng; quyết định giao đất; quyết định thuê đất; quyết định giao rừng; quyết định thuê rừng.
- Hồ sơ mốc ranh giới sử dụng đất theo quyết định giao đất, quyết định giao rừng, quyết định cho thuê đất, quyết định thuê rừng được cấp thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
Việc phân định ranh giới rừng trên thực địa dựa trên căn cứ nào? (hình từ internet)
Trường hợp có sự thay đổi về ranh giới rừng thì việc tiến hành phân định ranh giới rừng được thực hiện theo trình tự nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nội dung phân định ranh giới rừng trên thực địa
...
2. Trường hợp chưa thực hiện phân định ranh giới rừng trên thực địa hoặc có sự thay đổi về ranh giới rừng, tiến hành phân định ranh giới rừng theo trình tự sau:
a) Thu thập tài liệu và bản đồ quy định tại Điều 7 Thông tư này;
b) Mô tả đường phân định ranh giới rừng trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 5 Thông tư này;
c) Xác định vị trí mốc, bảng trên thực địa theo sơ đồ vị trí mốc, bảng trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 6 Thông tư này;
d) Cắm mốc, bảng trên thực địa.
3. Đơn vị thực hiện:
a) Đối với nội dung quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức thực hiện;
b) Đối với nội dung quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, chủ rừng thực hiện có sự chứng kiến của cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh đối với những địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.
4. Đối với những khu vực có tranh chấp mà không thỏa thuận được giữa các chủ rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì lập biên bản đối với từng trường hợp cụ thể theo Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Thông tư này; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thẩm quyền. Sau khi khu vực có tranh chấp được giải quyết, thực hiện phân định ranh giới rừng theo khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, trường hợp có sự thay đổi về ranh giới rừng thì việc tiến hành phân định ranh giới rừng được thực hiện theo trình tự như sau:
- Thu thập tài liệu và bản đồ quy định tại Điều 7 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT: do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức thực hiện;
- Mô tả đường phân định ranh giới rừng trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 5 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT: do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức thực hiện;
- Xác định vị trí mốc, bảng trên thực địa theo sơ đồ vị trí mốc, bảng trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT: do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức thực hiện;
- Cắm mốc, bảng trên thực địa: do chủ rừng thực hiện có sự chứng kiến của cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh đối với những địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.
Nội dung của mô tả đường phân định ranh giới rừng bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Mô tả đường phân định ranh giới rừng
1. Nội dung mô tả: các điểm đặc trưng, hướng, tọa độ, khoảng cách giữa các điểm đặc trưng và chiều dài đường ranh giới rừng.
2. Phương pháp mô tả
a) Trường hợp đường phân định ranh giới khu rừng đã có kết quả mô tả hoặc khu rừng liền kề đã mô tả thì sử dụng kết quả mô tả đó.
b) Trường hợp đường phân định ranh giới khu rừng chưa được mô tả, thực hiện như sau: đường phân định ranh giới bắt đầu từ điểm đặc trưng đầu tiên tại điểm cực Bắc của khu rừng, mô tả theo chiều kim đồng hồ, bảo đảm tính liên tục, khép kín trên toàn bộ đường phân định ranh giới rừng. Trường hợp trên đường phân định ranh giới khu rừng không có điểm đặc trưng, sử dụng máy định vị (GPS) để xác định tọa độ và mô tả đường phân định ranh giới theo tọa độ đó.
3. Lập bản mô tả đường phân định ranh giới rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
4. Lập bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường phân định ranh giới rừng theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Thông tư này. Tọa độ các điểm đặc trưng đo 03 lần bằng GPS và lấy giá trị bình quân.
Như vậy, nội dung của mô tả đường phân định ranh giới rừng bao gồm các điểm đặc trưng, hướng, tọa độ, khoảng cách giữa các điểm đặc trưng và chiều dài đường ranh giới rừng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?