Việc điều động công chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Việc điều động công chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Có được điều động công chức nữ tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp đang trong thời gian mang thai hay không?
- Phạm vi điều động công chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?
Việc điều động công chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp được thực hiện trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định về các trường hợp điều động công chức như sau:
Các trường hợp điều động
1. Việc điều động công chức, viên chức được thực hiện trong các trường hợp:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
b) Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị và giữa các cơ quan, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Quy chế này;
d) Theo nguyện vọng của công chức, viên chức và đơn vị có nhu cầu.
3. Việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về danh mục các vị trí công tác, đối tượng thực hiện, chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức.
...
Như vậy, việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
(1) Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
(2) Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị và giữa các cơ quan, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
(3) Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý đã giữ chức vụ 02 nhiệm kỳ liên tiếp;
(4) Theo nguyện vọng của công chức, viên chức và đơn vị có nhu cầu.
Việc điều động công chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp được thực hiện trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Có được điều động công chức nữ tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp đang trong thời gian mang thai hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 19 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định về các trường hợp điều động công chức như sau:
Các trường hợp điều động
1. Việc điều động công chức, viên chức được thực hiện trong các trường hợp:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
b) Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị và giữa các cơ quan, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Quy chế này;
d) Theo nguyện vọng của công chức, viên chức và đơn vị có nhu cầu.
3. Việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về danh mục các vị trí công tác, đối tượng thực hiện, chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức.
4. Không thực hiện điều động công chức, viên chức đối trong các trường hợp sau:
a) Đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
b) Đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc đi học;
c) Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi (trừ trường hợp công chức, viên chức có nguyện vọng điều động).
Công chức nam phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (do vợ mất hoặc trường hợp khách quan khác) thì cũng được áp dụng như công chức nữ quy định tại Điểm này.
Như vậy, theo quy định, công chức nữ đang trong thời gian mang thai thì không được điều động. Trừ trường hợp công chức đó có nguyện vọng điều động.
Phạm vi điều động công chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định về phạm vi điều động như sau:
Phạm vi điều động
1. Công chức được điều động giữa các đơn vị quản lý nhà nước, hành chính thuộc Bộ hoặc giữa các tổ chức bên trong của các đơn vị này hoặc từ các đơn vị này sang đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, Hệ thống thi hành án dân sự.
2. Viên chức được điều động trong nội bộ đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ hoặc giữa các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ hoặc từ đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ sang đơn vị sự nghiệp thuộc cục, Tổng cục Thi hành án dân sự và ngược lại.
Như vậy, công chức sẽ được điều động trong phạm vi giữa các đơn vị quản lý nhà nước, hành chính thuộc Bộ hoặc giữa các tổ chức bên trong của các đơn vị này hoặc từ các đơn vị này sang đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, Hệ thống thi hành án dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?