Việc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin có bắt buộc phải lập thành biên bản hay không?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp thắc mắc như sau theo quy định của pháp luật thì việc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin có bắt buộc phải lập thành biên bản hay không? Câu hỏi của anh G.L.C đến từ Hải Phòng.

Việc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin có bắt buộc phải lập thành biên bản hay không?

Căn cứ điểm đ khoản 4 Điều 21 Nghị định 53/2022/NĐ-CP về trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền cụ thể như sau:

Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền
...
d) Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn kịp thời hoạt động của hệ thống thông tin tránh gây nguy hại cho an ninh quốc gia hoặc cần ngăn chặn hậu quả tác hại có thể xảy ra, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản qua fax, email để yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin;
Trong thời gian chậm nhất là 24 giờ kể từ khi có yêu cầu, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an phải gửi văn bản yêu cầu đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin. Trường hợp quá thời hạn trên mà không có quyết định bằng văn bản thì hệ thống thông tin được tiếp tục hoạt động. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả xảy ra do việc chậm trễ gửi văn bản yêu cầu, cán bộ thực hiện và những người có liên quan phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;
đ) Việc đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin phải được lập thành biên bản. Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm, căn cứ và được lập thành 02 bản. Cơ quan chức năng có thẩm quyền giữ một bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý hệ thống thông tin giữ một bản;
e) Việc tạm ngừng, thu hồi tên miền quốc gia trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan chức năng có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị Trung tâm Internet Việt Nam tạm ngừng, thu hồi tên miền theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định.
5. Việc đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin mà không có căn cứ được quy định tại khoản 2 Điều này thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan chức năng có thẩm quyền và cán bộ có liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Việc đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin phải được lập thành biên bản.

Trong đó, Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm, căn cứ và được lập thành 02 bản.

Cơ quan chức năng có thẩm quyền giữ một bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý hệ thống thông tin giữ một bản.

Hệ thống thông tin

Việc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin có bắt buộc phải lập thành biên bản hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ để lập biên bản yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 53/2022/NĐ-CP thì căn cứ để lập biên bản yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin là:

- Có tài liệu chứng minh hoạt động của hệ thống thông tin là vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, an ninh mạng;

- Hệ thống thông tin đang được sử dụng vào mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Công an trực tiếp quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, tạm ngừng, thu hồi tên miền có hoạt động vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh mạng được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh mạng được quy định tại Điều 22 Nghị định 53/2022/NĐ-CP cụ thể như sau:

- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, kịp thời phối hợp, hỗ trợ lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

- Trường hợp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ qua biên giới bị cơ quan có thẩm quyền công bố vi phạm pháp luật Việt Nam, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền trong ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ qua biên giới.

- Mọi hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng các biện pháp bảo vệ an ninh mạng để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Đối với các hệ thống thông tin không nằm trong Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp đồng bộ bảo vệ an ninh mạng, bảo đảm an toàn thông tin mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

+ Bộ Thông tin và Truyền thông là đầu mối chủ trì đối với các hoạt động dân sự, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 5 Điều 22 Nghị định 53/2022/NĐ-CP;

+ Bộ Công an là đầu mối chủ trì đối với các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh mạng, phòng, chống tội phạm mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng;

+ Bộ Quốc phòng là đầu mối chủ trì đối với các hoạt động bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng.

Hệ thống thông tin
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đã có Nghị định 111/2024/NĐ-CP quy định hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
Pháp luật
Hệ thống thông tin xét duyệt cho thuê tài chính bằng phương tiện điện tử phải bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ mấy?
Pháp luật
Các thông tin an toàn thông tin mạng tối thiểu cần thu thập và cung cấp đối với hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên bao gồm những gì?
Pháp luật
Giám sát an toàn hệ thống thông tin được thực hiện thông qua phương thức giám sát trực tiếp đúng không?
Pháp luật
Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là gì? Việc kiểm tra, giám sát an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định như thế nào?
Pháp luật
Dữ liệu nhật ký của các hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên trong hoạt động ngân hàng được lưu trực tuyến bao nhiêu tháng?
Pháp luật
Hệ thống thông tin phục vụ khách hàng không yêu cầu vận hành 24/7 trong hoạt động ngân hàng là hệ thống thông tin cấp mấy?
Pháp luật
4 nguyên nhân dẫn đến việc chưa tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ là gì?
Pháp luật
Chậm nhất tháng 9/2024 100% hệ thống thông tin đang vận hành phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin?
Pháp luật
Sổ tay hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ do ai ban hành?
Pháp luật
Chủ quản hệ thống thông tin theo cấp độ cho Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp là những cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống thông tin
410 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống thông tin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống thông tin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào