Việc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện ra sao? Giai đoạn phân loại đơn khiếu nại, tố cáo thực hiện như thế nào?
- Giai đoạn phân loại đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào?
- Thực hiện xử lý đơn khiếu nại trong hoạt động tư pháp như thế nào?
- Xử lý đơn tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào?
- Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo có nhiều nội dung hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan như thế nào?
Viện trưởng VKSND tối cao vừa ký ban hành Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 về Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Xem chi tiết toàn văn Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 TẢI VỀ
Giai đoạn phân loại đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 9 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về phân loại và xử lý đơn như sau:
* Đơn được phân loại như sau:
- Phân loại theo thẩm quyền gồm: Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết; đơn thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết; đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết và kiểm sát việc giải quyết.
- Phân loại theo điều kiện thụ lý gồm: Đơn đủ điều kiện thụ lý, đơn chưa đủ hoặc không đủ điều kiện thụ lý.
- Phân loại theo nội dung gồm: Đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu.
Việc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp? Giai đoạn phân loại đơn khiếu nại, tố cáo thực hiện như thế nào?(Hình internet)
Thực hiện xử lý đơn khiếu nại trong hoạt động tư pháp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 về xử lý đơn khiếu nại như sau:
- Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật và của Ngành;
+ Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình thì chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thực hiện thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết theo quy định của pháp luật và của Ngành.
- Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát khác thì chuyển đơn cùng tài liệu kèm theo (nếu có) cho Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết;
+ Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát khác thì chuyển đơn cùng tài liệu kèm theo đến cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết, đồng thời gửi phiếu chuyển đơn đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc giải quyết và báo tin cho người gửi đơn biết.
- Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết và kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát thì trả lại đơn và tài liệu kèm theo (nếu có) cho người gửi đơn hoặc cá nhân, cơ quan đã chuyển đến, đồng thời hướng dẫn gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Xử lý đơn tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 về xử lý đơn tố cáo như sau:
- TH1: Đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình thì thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo 2018 và các quy định khác của pháp luật và của Ngành;
+ Đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình thì chuyển đơn đến cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết, đồng thời thực hiện kiểm sát việc giải quyết theo quy định của pháp luật và của Ngành.
- TH2: Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát khác thì chuyển đơn cùng tài liệu kèm theo (nếu có) cho Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết;
+ Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát khác thì chuyển đơn cùng tài liệu kèm theo đến cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết, đồng thời gửi phiếu chuyển đơn đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc giải quyết và báo tin cho người gửi đơn biết.
- TH3: Đối với đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì phải chuyển ngay đơn và các tài liệu gửi kèm theo (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết, nếu có yêu cầu.
-TH4: Đối với đơn tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại đã được giải quyết theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý, chuyển sang tố cáo đối với người giải quyết khiếu nại nhưng không cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình thì Viện kiểm sát có thẩm quyền lưu đơn và thông báo việc lưu đơn cho người gửi đơn biết.
Lưu ý: Không xem xét đối với đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ, hoặc sử dụng họ tên của người khác và không cung cấp tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo hoặc nội dung tố cáo đã được cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết mà người tố cáo không đưa ra được chứng cứ mới.
+ Trường hợp đơn tố cáo không rõ tên người tố cáo nhưng cung cấp thông tin tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, có cơ sở để thẩm tra xác minh mà nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết thì Viện kiểm sát tiếp nhận đơn để tiến hành thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền; nếu không thuộc thẩm quyền thì chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thanh tra, kiểm tra, phục vụ công tác quản lý.
Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo có nhiều nội dung hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 9 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 về xử lý đơn khiếu nại, tố cáo có nhiều nội dung hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan như sau:
- Đối với đơn có nhiều nội dung, trong đó vừa có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, vừa có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì thụ lý đơn để giải quyết nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình
- Trường hợp đơn có nhiều nội dung nhưng đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, mà từng nội dung này lại do các đơn vị khác nhau xem xét, thì đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn đề xuất bằng văn bản với Viện trưởng để phân công đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc giải quyết đơn, trả lời người gửi đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế môn bài bao lâu đóng một lần 2025? Những trường hợp được miễn thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Quy định về dạy thêm học thêm trong nhà trường theo Thông tư 29/2024 ra sao? Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?
- Nghị định 181/2024 quy định một số điều Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như thế nào?
- Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dùng chung cho mọi doanh nghiệp? Tải về mẫu thông báo?
- Lỗi không nhường đường cho người đi bộ bị phạt bao nhiêu 2025? Lỗi không nhường đường cho người đi bộ có bị trừ điểm giấy phép lái xe?