Việc xét thăng hạng trong đơn vị sự nghiệp hiện nay có bắt buộc phải xây dựng Đề án xét thăng hạng hay không?
- Việc xét thăng hạng trong đơn vị sự nghiệp hiện nay có bắt buộc phải xây dựng Đề án xét thăng hạng hay không?
- Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được thực hiện dựa vào những căn cứ nào?
- Ai có quyền lập danh sách viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp?
Việc xét thăng hạng trong đơn vị sự nghiệp hiện nay có bắt buộc phải xây dựng Đề án xét thăng hạng hay không?
Việc xét thăng hạng trong đơn vị sự nghiệp hiện nay có bắt buộc phải xây dựng Đề án xét thăng hạng hay không, thì căn cứ Điều 2 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 12 năm 2023.
2. Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức (thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận vào viên chức), thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Đối với trường hợp tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được ban hành thì ngoài việc áp dụng theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức, cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch quyết định áp dụng các quy định sau đây:
a) Quy định về ưu tiên trong tuyển dụng tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này;
b) Quy định về miễn thi ngoại ngữ tại khoản 4 Điều 1 Nghị định này;
c) Quy định về ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc trong trường hợp phát sinh nhu cầu tuyển dụng mới tại khoản 11 Điều 1 Nghị định này.
Và căn cứ Điều 34 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, điểm c khoản 38 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Khi tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực sự nghiệp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quy định tại Điều 33 Nghị định này thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
...
Do đó, đối với trường hợp trên kể cả Nghị định 85/2023/NĐ-CP có hiệu lực nhưng đã được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức (thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận vào viên chức), thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Sau thời hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Và Điều 34 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về nội dung xây dựng đề án vẫn chưa được bãi bỏ hay sửa đổi nên vẫn áp dụng quy định việc Xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Xét thăng hạng (Hình từ Internet)
Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được thực hiện dựa vào những căn cứ nào?
Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được thực hiện dựa vào những căn cứ được quy định tại Điều 31 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, điểm c khoản 38 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP như sau:
- Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Viên chức được đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Ai có quyền lập danh sách viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp?
Người có quyền lập danh sách viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, điểm c khoản 38 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP như sau:
Cử viên chức tham xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập lập danh sách viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức xem xét, quyết định cử viên chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, gửi cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo thẩm quyền quy định.
2. Cơ quan, đơn vị cử viên chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện của viên chức được cử tham xét thăng hạng và lưu giữ, quản lý hồ sơ đăng ký xét thăng hạng của viên chức theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người có quyền lập danh sách viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?