Việc xếp loại chất lượng công chức cấp trung ương là người đứng đầu đơn vị được thực hiện theo trình tự thủ tục thế nào?
- Công chức cấp trung ương giữ chức vụ lãnh đạo cần hoàn thành đúng tiến độ nhiệm vụ đươc giao từ bao nhiêu phần trăm thì được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ?
- Công tác đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cấp trung ương là người đứng đầu đơn vị do ai thực hiện?
- Việc xếp loại chất lượng công chức cấp trung ương là người đứng đầu đơn vị được thực hiện theo trình tự thủ tục thế nào?
Công chức cấp trung ương giữ chức vụ lãnh đạo cần hoàn thành đúng tiến độ nhiệm vụ đươc giao từ bao nhiêu phần trăm thì được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chí xếp loại chất lượng công chức cấp tủng ương ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ như sau:
Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ
1. Công chức không giừ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này;
b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định này;
b) Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả;
c) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng;
d) 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Theo đó, công chức cấp trung ương đang giữ chức vụ lãnh đạo cần điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng thì sẽ đáp ứng được một trong các điều kiện để được xếp loại chức lượng công chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Xếp loại chất lượng công chức cấp trung ương (hình từ Internet)
Công tác đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cấp trung ương là người đứng đầu đơn vị do ai thực hiện?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng công chức như sau:
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
1. Đối với cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Đối với công chức
a) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.
b) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện.
3. Đối với viên chức
Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức.
Đối với công chức cấp trung ương là người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì công tác đánh giá, xếp loại chất lượng công chức sẽ dó do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.
Việc xếp loại chất lượng công chức cấp trung ương là người đứng đầu đơn vị được thực hiện theo trình tự thủ tục thế nào?
Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục xếp loại chất lượng công chức cấp trung ương như sau:
- Công chức làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
- Tổ chức cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
- Công chức cấp trung ương trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
- Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác.
- Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan có thẩm quyền đánh giá tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá quy định tại điếm b, điểm c khoản này và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức. Cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với công chức.
- Cấp có thẩm quyền đánh giá công chức thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?