Việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được căn cứ vào đâu?
- Việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được căn cứ vào đâu?
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xác định, phân tích vấn đề giới trong trợ giúp pháp lý như thế nào?
- Nội dung lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý gồm những gì?
Việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được căn cứ vào đâu?
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định như sau:
Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý
1. Căn cứ kết quả xác định, phân tích vấn đề giới theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý thông qua việc lồng ghép trong Kế hoạch công tác trợ giúp pháp lý hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác.
...
Căn cứ trên quy định căn cứ kết quả xác định, phân tích vấn đề giới theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý thông qua việc lồng ghép trong Kế hoạch công tác trợ giúp pháp lý hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác.
Căn cứ vào đâu để xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý? (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xác định, phân tích vấn đề giới trong trợ giúp pháp lý như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định về việc xác định, phân tích vấn đề giới trong trợ giúp pháp lý như sau:
- Khi xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp pháp lý hàng năm hoặc triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xác định, phân tích vấn đề giới và đề ra các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
- Nội dung xác định, phân tích vấn đề giới trong trợ giúp pháp lý bao gồm:
+ Phân tích cơ cấu nam, nữ trong đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý và chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý;
+ Phân tích cơ cấu nam, nữ trong tổng số vụ việc, tổng số người được trợ giúp pháp lý và trong các vụ việc quy định tại Điều 12 Thông tư này;
+ Phân tích khả năng dẫn đến bất bình đẳng giới, sự phân biệt đối xử về giới trong trợ giúp pháp lý hoặc những hoạt động cản trở việc thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý của nam và nữ (nếu có);
+ Xác định vấn đề giới, nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới, sự phân biệt đối xử về giới trong trợ giúp pháp lý hoặc những hoạt động cản trở việc thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý của nam và nữ.
Nội dung lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định như sau:
Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý
...
2. Nội dung lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch bao gồm:
a) Công tác thông tin, truyền thông về quyền của người được trợ giúp pháp lý liên quan đến bình đẳng giới; về phòng, chống bạo lực gia đình; về phòng, chống nạn mua bán người; phòng, chống xâm hại tình dục;
b) Xây dựng cơ cấu tổ chức và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 6 Thông tư này;
c) Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức mình;
d) Thu hút sự tham gia của cả nam và nữ trong việc xây dựng Kế hoạch trợ giúp pháp lý và trong việc theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch đó;
đ) Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý phù hợp với đặc điểm của tổ chức mình;
e) Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; sự phối hợp giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện và nguồn lực bảo đảm thực hiện Kế hoạch sau khi được phê duyệt.
Theo đó, nội dung lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý gồm:
- Công tác thông tin, truyền thông về quyền của người được trợ giúp pháp lý liên quan đến bình đẳng giới; về phòng, chống bạo lực gia đình; về phòng, chống nạn mua bán người; phòng, chống xâm hại tình dục;
- Xây dựng cơ cấu tổ chức và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 6 Thông tư 11/2014/TT-BTP;
- Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức mình;
- Thu hút sự tham gia của cả nam và nữ trong việc xây dựng Kế hoạch trợ giúp pháp lý và trong việc theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch đó;
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý phù hợp với đặc điểm của tổ chức mình;
- Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; sự phối hợp giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện và nguồn lực bảo đảm thực hiện Kế hoạch sau khi được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?