Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ của Cục Nghiệp vụ, Cục cấp tỉnh trong công tác quản lý thị trường thực hiện như thế nào?

Trong công tác quản lý thị trường thì kế hoạch kiểm tra bao gồm các loại kế hoạch nào và nội dung từng loại kế hoạch quy định những gì? Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ của Cục Nghiệp vụ, Cục cấp tỉnh thực hiện như thế nào? Anh Hành (Đà Nẵng) đặt câu hỏi.

Kế hoạch kiểm tra thị trường bao gồm các loại kế hoạch nào và nội dung từng loại kế hoạch quy định những gì?

Tại Điều 5 Thông tư 27/2020/TT-BCT có quy định về kế hoạch kiểm tra như sau:

Kế hoạch kiểm tra
1. Kế hoạch kiểm tra của Cục Nghiệp vụ và Cục cấp tỉnh bao gồm:
a) Kế hoạch kiểm tra định kỳ là kế hoạch kiểm tra được xây dựng và ban hành để triển khai thực hiện trong năm tiếp theo. Thời gian thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc trước ngày 15 tháng 11 của năm kiểm tra;
b) Kế hoạch kiểm tra chuyên đề là kế hoạch kiểm tra được xây dựng và ban hành khi có các căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 của Thông tư này và được tổ chức thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể trong năm.
2. Kế hoạch kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ ban hành kế hoạch kiểm tra;
b) Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
c) Nhóm đối tượng, mặt hàng hoặc lĩnh vực, địa bàn kiểm tra; danh sách cụ thể tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc địa điểm kinh doanh dự kiến được kiểm tra và thời điểm kiểm tra dự kiến;
d) Các nội dung kiểm tra;
đ) Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện kế hoạch kiểm tra;
e) Dự kiến thành phần lực lượng kiểm tra, bao gồm cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp kiểm tra (nếu có);
g) Thời gian thực hiện kế hoạch;
h) Dự kiến kinh phí, phương tiện và các điều kiện khác phục vụ kiểm tra;
i) Chế độ báo cáo.
3. Trường hợp diễn biến thị trường trên địa bàn hoặc lĩnh vực được giao quản lý phát sinh những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quản lý thị trường cần phải tập trung kiểm tra và không thuộc phạm vi, nội dung của các kế hoạch kiểm tra đã được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề, trình Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
Kế hoạch kiểm tra chuyên đề của Đội Quản lý thị trường phải có các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, h, i khoản 2 Điều này.

Theo quy định trên thì kế hoạch kiểm tra bao gồm 02 loại kế hoạch đó là kế hoạch định kỳ và kế hoạch chuyên đề.

công tác quản lý thị trường

Công tác quản lý thị trường (Hình từ Internet)

Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ của Cục Nghiệp vụ, Cục cấp tỉnh trong công tác quản lý thị trường thực hiện như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 27/2020/TT-BCT có quy định về việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ của Cục Nghiệp vụ, Cục cấp tỉnh thực hiện như sau:

- Căn cứ tình hình thị trường, yêu cầu công tác quản lý thị trường trên địa bàn và Định hướng chương trình kiểm tra của Tổng cục đã được phê duyệt, Cục Nghiệp vụ và Cục cấp tỉnh yêu cầu các đơn vị trực thuộc rà soát, tổng hợp, đề xuất các nội dung dự kiến của kế hoạch kiểm tra quy định tại các điểm c, d, e, g khoản 2 Điều 5 của Thông tư này trước ngày 01 tháng 12 hằng năm;

- Căn cứ nội dung quy định tại điểm a khoản này, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Cục cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Cục trưởng) xây dựng, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Tổng cục trưởng) xem xét, phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ năm tiếp theo của Cục Nghiệp vụ, Cục cấp tỉnh trước ngày 10 tháng 12 hằng năm.

Hồ sơ trình bao gồm: tờ trình Tổng cục trưởng đề nghị phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ và dự thảo kế hoạch kiểm tra định kỳ của Cục Nghiệp vụ hoặc Cục cấp tỉnh;

- Căn cứ văn bản phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ của Tổng cục trưởng, Cục trưởng quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra định kỳ năm tiếp theo của đơn vị mình chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hằng năm;

- Ngay sau khi ban hành, quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra định kỳ của Cục Nghiệp vụ, Cục cấp tỉnh phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, đơn vị có liên quan để biết, chỉ đạo, phối hợp công tác; gửi Tổng cục trưởng để báo cáo, theo dõi việc thực hiện; gửi các cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường trực thuộc để tổ chức thực hiện; gửi cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra theo quy định và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan (nếu có).

Thực hiện kế hoạch kiểm tra được tiến hành như thế nào?

Theo Điều 7 Thông tư 27/2020/TT-BCT có quy định về việc thực hiện kế hoạch kiểm tra như sau:

- Căn cứ nhiệm vụ được phân công tại kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt hoặc ban hành, Trưởng phòng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có trách nhiệm:

+ Ban hành hoặc đề xuất với người có thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi tắt là quyết định kiểm tra) đối với tổ chức, cá nhân được kiểm tra theo kế hoạch;

+ Tổ chức, chỉ đạo, điều hành việc kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra;

+ Tổng hợp, báo cáo Cục trưởng cấp trên trực tiếp bằng văn bản về kết quả kiểm tra theo kế hoạch ngay sau khi kết thúc thời gian thực hiện kế hoạch kiểm tra hoặc khi có yêu cầu đột xuất.

- Kết thúc thời gian thực hiện kế hoạch kiểm tra của Cục Nghiệp vụ, Cục cấp tỉnh hoặc khi có yêu cầu đột xuất, Cục trưởng có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Tổng cục trưởng bằng văn bản về kết quả kiểm tra theo kế hoạch theo quy định pháp luật về chế độ báo cáo của lực lượng Quản lý thị trường. Báo cáo phải nêu rõ lý do, nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể trong trường hợp kế hoạch kiểm tra có nội dung không hoàn thành và các đề xuất, kiến nghị (nếu có).

Quản lý thị trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những việc nào công chức Quản lý thị trường không được làm? Công chức Quản lý thị trường được hưởng những chế độ phụ cấp nào?
Pháp luật
Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của cơ quan nào? Địa bàn hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường là ở đâu?
Pháp luật
Công chức Quản lý thị trường chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác thì có bị thu hồi thẻ kiểm tra thị trường không?
Pháp luật
Công chức Quản lý thị trường bị xử lý kỷ luật bằng những hình thức nào thì bị tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường?
Pháp luật
Lực lượng Quản lý thị trường được trang bị những phương tiện làm việc nào để phục vụ cho công việc?
Pháp luật
Hồ sơ cấp số hiệu công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp từ ngày 20/01/2024 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thông tư 25/2023/TT-BCT quy định số hiệu công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp từ ngày 20/01/2024?
Pháp luật
Công chức quản lý thị trường có bị mất phụ cấp ưu đãi theo nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Pháp luật
Từ ngày 20/01/2024 trường hợp nào bị thu hồi số hiệu công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp?
Pháp luật
Mẫu số hiệu công chức Quản lý thị trường 63 tỉnh thành từ ngày 20/01/2024 theo Thông tư mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quản lý thị trường
1,976 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quản lý thị trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quản lý thị trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào