Việc vận động quyên góp của Quỹ Hạnh phúc cho mọi người được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Việc vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ của Quỹ Hạnh phúc cho mọi người được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 16 Điều lệ Quỹ Hạnh phúc cho mọi người ban hành kèm theo Quyết định 346/QĐ-BNV năm 2021 về vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ như sau:
Vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ
1. Quỹ được vận động quyên góp, vận động tài trợ trong nước và nước ngoài nhằm thực hiện mục đích hoạt động theo quy định của Điều lệ Quỹ và theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản vận động quyên góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho Quỹ phải được nộp ngay vào Quỹ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, đồng thời công khai thông tin qua trang thông tin điện tử của Quỹ để công chúng và các nhà tài trợ có điều kiện kiểm tra, giám sát.
3. Việc tổ chức vận động đóng góp hỗ trợ khắc phục khó khăn chỉ thực hiện khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng làm thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân. Hội đồng quản lý Quỹ quyết định tổ chức vận động đóng góp và thực hiện hỗ trợ theo hướng dẫn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
4. Đối với khoản tài trợ, quyên góp, ủng hộ khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai, cứu trợ khẩn cấp thực hiện chi đầy đủ 100% ngay sau khi nhận được tiền và tài sản. Đối với những khoản tài trợ có mục đích, mục tiêu phải thực hiện đúng theo yêu cầu của nhà tài trợ.
Theo quy định trên, Quỹ Hạnh phúc cho mọi người được vận động quyên góp, vận động tài trợ trong nước và nước ngoài nhằm thực hiện mục đích hoạt động theo quy định của Điều lệ Quỹ và theo quy định của pháp luật.
Và các khoản vận động quyên góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho Quỹ phải được nộp ngay vào Quỹ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Quỹ Hạnh phúc cho mọi người (Hình từ Internet)
Việc vận động quyên góp của Quỹ Hạnh phúc cho mọi người được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 17 Điều lệ Quỹ Hạnh phúc cho mọi người ban hành kèm theo Quyết định 346/QĐ-BNV năm 2021 quy định về nguyên tắc vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ như sau:
Nguyên tắc vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ
1. Việc vận động tài trợ, vận động quyên góp tiền, hiện vật, công sức của cá nhân, tổ chức phải trên cơ sở tự nguyện với lòng hảo tâm, Quỹ không tự đặt ra mức huy động đóng góp tối thiểu để buộc cá nhân, tổ chức thực hiện.
2. Việc quyên góp, tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ cá nhân, tổ chức đóng góp cho Quỹ phải công khai, minh bạch và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ phải công khai, minh bạch, bao gồm: mục đích vận động quyên góp, tài trợ; kết quả vận động quyên góp, tài trợ; việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.
4. Hình thức công khai bao gồm:
a) Niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận quyên góp, tài trợ và nơi nhận cứu trợ, trợ giúp;
b) Thông báo trên trang thông tin điện tử của Quỹ và các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc vận động quyên góp của Quỹ Hạnh phúc cho mọi người được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 17 nêu trên.
Những đối tượng nào được nhận tài trợ từ Quỹ Hạnh phúc cho mọi người?
Theo khoản 1 Điều 18 Điều lệ Quỹ Hạnh phúc cho mọi người ban hành kèm theo Quyết định 346/QĐ-BNV năm 2021 quy định về đối tượng được nhận tài trợ và thụ hưởng chính từ Quỹ như sau:
Đối tượng, điều kiện nhận hỗ trợ, tài trợ:
1. Các đối tượng công dân Việt Nam nhận tài trợ và thụ hưởng chính từ Quỹ, gồm:
a) Các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn mắc bệnh tim bẩm sinh;
b) Các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn;
c) Những gia đình bị ảnh hưởng nặng từ thiên tai, lũ lụt cần hỗ trợ để khắc phục hậu quả theo xác nhận của chính quyền địa phương.
...
Như vậy, những đối tượng nào được nhận tài trợ từ Quỹ Hạnh phúc cho mọi người là công dân Việt Nam thuộc những trường hợp sau:
+ Các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn mắc bệnh tim bẩm sinh.
+ Các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
+ Những gia đình bị ảnh hưởng nặng từ thiên tai, lũ lụt cần hỗ trợ để khắc phục hậu quả theo xác nhận của chính quyền địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?